Bài toán liên quan đến sự trao đổi nhiệt – Ôn thi HSG Lý THCS

Bài toán liên quan đến sự trao đổi nhiệt – Ôn thi HSG Lý THCS

Loại 1. Trao đổi nhiệt chưa dẫn đến sự chuyển thể :

Dựa vào phương trình cân bằng nhiệt: Qóa =Qhu

+ Nếu hỗn hợp có 2 chất: chất 1 có m1, c1, nhiệt độ ban đầu t1 và chất 2 có m2,

c2, nhiệt độ ban đầu t2. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ hỗn hợp là t.

Ta có: ${{m}_{1}}.{{c}_{1}}\left( {{t}_{1}}-t \right)={{m}_{2}}{{c}_{2}}\left( t-{{t}_{2}} \right)\Rightarrow t=\frac{{{m}_{1}}{{c}_{1}}{{t}_{1}}+{{m}_{2}}{{c}_{2}}{{t}_{2}}}{{{m}_{1}}{{c}_{1}}+{{m}_{2}}{{c}_{2}}}$

+ Nếu có hỗn hợp gồm nhiều chất thì: $\sum{{{Q}_{toa}}=}\sum{{{Q}_{thu}}}$

Từ hai chất ta khái quát cho n chất như sau:

$t=\frac{{{m}_{1}}{{c}_{1}}{{t}_{1}}+{{m}_{2}}{{c}_{2}}{{t}_{2}}+…+{{m}_{n}}{{c}_{n}}{{t}_{n}}}{{{m}_{1}}{{c}_{1}}+{{m}_{2}}{{c}_{2}}+…+{{m}_{n}}{{c}_{n}}}$

Chú ý: Khi trộn 2 chất có nhiệt độ$~{{t}_{1}}<\text{ }{{t}_{2}}$ thì được hỗn hợp có nhiệt độ 1 luôn luôn

thỏa mãn điều kiện sau: ${{t}_{1}}<t<{{t}_{2}}$

Ví dụ 1: Người ta thả một thỏi đồng nặng 400g ở nhiệt độ 80°C vào 0,25 lít nước ở nhiệt độ 18°C. Hãy xác định nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của đồng c1= 400 J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước c2 = 4200 J/kg.K). Biết khối lượng riêng của nước là D= 1000 kg/m3.

Hướng dẫn:

+ Gọi ${{m}_{1}},\text{ }{{t}_{1}}$và ${{m}_{2}},\text{ }{{t}_{2}}$ lần lượt là khối lượng, nhiệt độ nhiệt độ ban đầu của đồng và nước.

+ Khối lượng của 0,25 lít nước: ${{m}_{2}}=\text{ }D.V\text{ }=\text{ }0,25kg$

+ Gọi nhiệt độ khi cân bằng của hỗn hợp là t.

+ Ta có phương trình cân bằng nhiệt của hỗn hợp như sau:

$\begin{align}& {{m}_{1}}{{c}_{1}}\left( {{t}_{1}}-t \right)={{m}_{2}}{{c}_{2}}\left( t-{{t}_{2}} \right)\Leftrightarrow {{m}_{1}}{{c}_{1}}{{t}_{1}}-{{m}_{1}}{{c}_{1}}t={{m}_{2}}{{c}_{2}}t-{{m}_{2}}{{c}_{2}}{{t}_{2}} \\& \Rightarrow t=\frac{{{m}_{1}}{{c}_{1}}{{t}_{1}}+{{m}_{2}}{{c}_{2}}{{t}_{2}}}{{{m}_{1}}{{c}_{1}}+{{m}_{2}}{{c}_{2}}}=26,2{}^\circ C \\\end{align}$

Ví dụ 2: Để xác định nhiệt độ của một chiếc lò, người ta đốt trong nó một cục sắt có khối lượng m1 = 0,3kg rồi thả nhanh vào trong bình chứa m2 = 4kg nước có nhiệt độ ban đầu là t2 = 8°C. Nhiệt độ cuối cùng trong bình là t = 16°C. Hãy xác định nhiệt độ của lò. Bỏ qua trao đổi nhiệt với vỏ bình. Nhiệt dung riêng của sắt là c1 = 460J/(kg.K) và nhiệt dung riêng của nước c2 = 4200 J/(kg.K).

Read:   Chuyên đề Điện học - Ôn thi HSG Lý THCS

Hướng dẫn:

Gọi ${{t}_{1}}$là nhiệt độ ban đầu của khối sắt, cũng chính là nhiệt độ của lò

+ Nhiệt lượng tỏa ra của cục sắt: Qtỏa = ${{m}_{1}}.{{c}_{1}}\left( {{t}_{1}}\text{ }-\text{ }t \right)$

+ Nhiệt lượng thu vào của nước: Qthu = ${{m}_{2}}.{{c}_{2}}\left( t-\text{ }{{t}_{2}} \right)$

+ Khi cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa =Qthu$\Leftrightarrow {{m}_{1}}{{c}_{1}}\left( {{t}_{1}}-t \right)={{m}_{2}}{{c}_{2}}\left( t-{{t}_{2}} \right)$

Thay số ta có: $0,3.460.({{t}_{1}}\text{-}16)\text{ }=\text{ }4.4200.\left( 16-8 \right)\Rightarrow {{t}_{1}}=\text{ }990{}^\circ C$

Ví dụ 3: Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng m = 140g ở nhiệt độ 36°C. Tính khối lượng mị của rượu và khối lượng ma của nước đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ ${{t}_{1}}$= 19°C và nước có nhiệt độ ${{t}_{2}}$= 100°C, cho biết nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/(kg.K); của nước là 4200J/(kg.K).

Hướng dẫn:

+ Theo bài ra tổng khối lượng của rượu và nước là 0,14kg nên:

${{m}_{1}}+\text{ }{{m}_{2}}=\text{ }0,14$

+ Nhiệt lượng do nước tỏa ra: ${{Q}_{2}}=\text{ }{{m}_{2}}{{c}_{2}}\left( {{t}_{2}}-t \right)=\text{ }{{m}_{2}}.4200.64\text{ }=268800{{m}_{2}}$

+ Nhiệt lượng rượu thu vào: ${{Q}_{1}}=\text{ }{{m}_{1}}{{c}_{1}}\left( t-{{t}_{1}} \right)=\text{ }{{m}_{1}}.2500.17\text{ }=42500{{m}_{1}}$

+ Theo PTCB nhiệt: ${{Q}_{1}}={{Q}_{2}}\Leftrightarrow 42500{{m}_{1}}=268800{{m}_{2}}\Rightarrow {{m}_{1}}=\frac{2688}{425}{{m}_{2}}  \left( 2 \right)$

+ Thay (2) vào (1) ta được: $\frac{2688}{425}{{m}_{2}}+{{m}_{2}}=0,14\Rightarrow {{m}_{2}}=0,02kg$

+ Từ (2) ta có: ${{m}_{1}}=\frac{2688}{425}{{m}_{2}}=\frac{2688}{425}.0,02=0,12kg$

Vậy ta phải pha trộn là 0,02kg nước vào 0,12kg rượu để thu được hỗn hợp nặng

0,14kg ở 36°C.

Ví dụ 4: Một cục đồng khối lượng m = 0,5kg được nung nóng đến nhiệt độ ${{t}_{1}}=\text{ }917{}^\circ C$rồi thả vào một chậu chứa m2= 27,5kg nước đang ở nhiệt độ t2 = 15,5°C. Khi cân bằng nhiệt độ thì nhiệt độ của cả chậu là t= 17°C. Hãy xác định nhiệt dung riêng của đồng. Nhiệt đung riêng của nước c2= 4200J/(kg.K). Bỏ qua trao đổi nhiệt với nhiệt và môi trường.

Read:   Dạng toán hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài - Ôn thi HSG Lý THCS

Hướng dẫn:

Gọi ${{c}_{1}}$ là nhiệt đung riêng của cục đồng.

+ Nhiệt lượng tỏa ra của cục đồng: ${{Q}_{1}}=\text{ }{{m}_{1}}{{c}_{1}}\left( {{t}_{1}}\text{ }-t \right)=0,5.c.900\text{ }=\text{ }450{{c}_{1}}$

+ Nhiệt lượng thu vào của nước: ${{Q}_{2}}={{m}_{2}}{{c}_{2}}(t-{{t}_{2}})=\text{ }27,5.4200.1,5\text{ }=\text{ }173250$

+ Theo PTCB nhiệt: ${{Q}_{1}}={{Q}_{2}}\text{ }\Leftrightarrow 450{{c}_{1}}=173250\Rightarrow {{c}_{1}}=\text{ }3853J/\left( kg.K \right)$

Ví dụ 5: Có hai binh cách nhiệt, bình thứ nhất chứa ${{m}_{1}}$= 3kg nước ở ${{t}_{1}}$= 80°C, binh thứ hai chứa ${{m}_{2}}$ = 5kg nước ở ${{t}_{2}}$ = 20°C. Người ta rót một lượng nước có khối lượng m từ bình 1 vào bình 2. Khi binh 2 đã cân bằng nhiệt là t, thì người ta lại rót một một lượng nước có khối lượng đúng bằng m từ bình 2 sang bình 1, nhiệt độ ở bình ] sau khi cân bằng là t’ = 77,92°C.

a) Xác định lượng nước m đã rót ở mỗi lần và nhiệt độ cân bằng ở bình 2.

b) Nếu tiếp tục thực hiện lần thứ hai, tìm nhiệt độ cân bằng ở mỗi bình.

Hướng dẫn:

a) Giả sử khi rót lượng nước m từ bình 1 sang bình 2, nhiệt độ cân bằng của bình 2

là t. Phương trình cân bằng nhiệt:

$mc\left( t-{{t}_{1}} \right)={{m}_{2}}c\left( {{t}_{2}}-t \right)\text{ }\Leftrightarrow m\left( t-{{t}_{1}} \right)={{m}_{2}}\left( {{t}_{2}}-t \right)\text{ }\left( 1 \right)$

Tương tự lần rót tiếp theo nhiệt độ cân bằng ở bình 1 là t’ = 77,92°C và lượng nước trọng bình 1 lúc này chỉ còn (${{m}_{1}}$ – m) nên ta có phương trình cân bằng nhiệt là:

$\begin{align}& mc\left( t-{t}’ \right)=\left( {{m}^{1}}-m \right)c\left( {t}’-t \right)\Leftrightarrow m\left( t-{t}’ \right)=\left( {{m}_{1}}-m \right)\left( t{ }’-{{t}_{1}} \right) \\& \Leftrightarrow m\left( t-{t}’+t{ }’-{{t}_{1}} \right)={{m}_{1}}\left( t{ }’-{{t}_{1}} \right)\Rightarrow m\left( t-{{t}_{1}} \right)={{m}_{1}}\left( t{ }’-{{t}_{1}} \right)   \left( 2 \right) \\\end{align}$

Read:   Dạng toán liên quan đến đồ thị nhiệt - Ôn thi HSG Lý THCS

Từ (1) và (2) ta có:

${{m}_{2}}\left( {{t}_{2}}-t \right)={{m}_{1}}\left( t{ }’-{{t}_{1}} \right)\Rightarrow t=\frac{{{m}_{1}}\left( {{t}_{1}}-t{ }’ \right)+{{m}_{2}}{{t}_{2}}}{{{m}_{2}}}=21,248{}^\circ C$

Thay t = 21,248°C vào (2) ta có: $m=\frac{{{m}_{1}}\left( t{ }’-{{t}_{1}} \right)}{\left( t-{{t}_{1}} \right)}=\frac{65}{612}kg\approx 0,1kg$

b) Từ (1) ta rút ra công thức tổng quát về nhiệt độ khi cân bằng của bình 2, khi rót

từ bình 1 sang bình 2: $t=\frac{m{{t}_{1}}+{{m}_{2}}{{t}_{2}}}{m+{{m}_{2}}}$

Từ (2) ta rút ra công thức tổng quát về nhiệt độ khi cân bằng của bình 1, khi rót từ bình 2 trở lại bình 1: $t{ }’=\frac{m\left( t-{{t}_{1}} \right)+{{m}_{1}}{{t}_{1}}}{{{m}_{1}}}$

Trong đó:

${{t}_{1}}$  và ${{t}_{2}}$, là nhiệt độ ban đầu của các bình 1 và 2.

t là nhiệt độ khi cân bằng của bình 2 sau khi rót khối lượng m từ bình 1 sang bình 2.

 t là nhiệt độ khi cân bằng của bình 1 sau khi rót khối tượng m từ bình 2

sang bình 1.

Vì sau khi rót từ bình 1 sáng bình 2 rồi lại rót trở lại từ bình 2 sang bình 1, lúc này nhiệt độ của bình 1 và bình 2 lần lượt là ${{t}_{1}}$=77,92°C và ${{t}_{2}}=\text{ }21,248{}^\circ C$. Bây giờ ta thực hiện rót m = 0,1 kg nước từ bình 1 sang binh 2 thì khi cân bằng nhiệt độ của binh 2 là t

Ta có: $t=\frac{m{{t}_{1}}+{{m}_{2}}{{t}_{2}}}{m+{{m}_{2}}}=\frac{0,1.77,92+5.21,248}{0,1+5}=22,36{}^\circ C$

Bây giờ ta tiếp tục rót từ bình 2 sang bình 1 thì khi cân bằng nhiệt độ bình 1 là t’ Ta có: $t{ }’=\frac{m\left( t-{{t}_{1}} \right)+{{m}_{1}}{{t}_{1}}}{{{m}_{1}}}=\frac{0,1\left( 22,36-77,92 \right)+3.77,92}{3}=76,07{}^\circ C$

Loại 2. Trao đổi nhiệt có sự chuyển thể của các chất

 

Hình đại diện của người dùng

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *