Bàn về cách vẽ hình vuông và hai đường chéo trong Scratch – Kĩ thuật sử dụng mảng để lưu tọa độ

Vẽ hình vuông trong Scratch là việc hết sức đơn giản, bây giờ vẽ thêm hai đường chéo của hình vuông nữa thì sao nhỉ? Tất nhiên nếu sử dụng định lý Pi-ta-go thì đơn giản rồi, nhưng các bạn HS tiểu học lại chưa biết định lý này vậy ta có nên dạy các em trước định lý Pi-ta-go để các em sử dụng hay không! Nếu không thì làm cách nào? hẳn đây là thắc mắc của nhiều thầy cô khi dạy học sinh. Chúng ta thử bàn để tìm thêm giải pháp xem sao

Không khó để vẽ hình vuông trong Scratch

Chỉ với lệnh di chuyển và xoay ta có thể dễ dàng vẽ được hình vuông, sau khi vẽ hình vuông rồi thì vẽ đường chéo như thế nào đây? Ta có thể nghĩ theo hai hướng như sau:

Giả sử hình vuông ABCD, Đối tượng của ta đứng tại A, sau khi vẽ xong hình vuông vẫn đứng tại A.

Cách 1: Dùng đính lý Pi-ta-go tính đường chéo AC, sau khi vẽ xong hình vuông xoay 45 độ di chuyển một khoảng AC ta sẽ tới C, sau đó di chuyển tới B hoặc D xoay hợp lí sau đó lại di chuyển một đoạn AC để vẽ nốt đường chéo BD. 

Read:   CHỦ ĐỀ 5. VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU VÀ NGUYÊN LIỆU - Giáo án KHTN 6 – Cánh Diều

Cách này phải dùng định lý Pi-ta-go, nếu dùng cách này buộc ta phải dạy các em HS tiểu học trước kiến thức.

Cách 2: Lưu lại tọa độ các đỉnh hình vuông và sử dụng kĩ thuật di chuyển tới vị trí để vẽ

Cách này không cần dạy trước định lý Pi-ta-go.

Vẽ hình vuông và hai đường chéo trong Scratch dùng định lý Pi-ta-go

Theo quan điểm cá nhân mình thì không nên dạy trước các em dùng định lý Pi-ta-go vì như thế là dạy trước kiến thức, ta nên theo cách sau:

Vẽ hình vuông và hai đường chéo không dùng định lý Pi-ta-go

Như đã phân tích ở trên nếu không dùng định lý Pi-ta-go ta sẽ lưu lại tọa độ các đỉnh ABCD của hình vuông qua lần vẽ hình vuông. Để làm được điều này ta có thể dùng hai mảng (danh sách) X, Y như sau:

Khối lệnh trên sẽ giúp ta lưu lại tọa độ các đỉnh của hình vuông tương ứng vào hai mảng X, Y.

Sau khi vẽ được hình vuông ABCD rồi thì bây giờ ta chỉ cần thêm thao tác di chuyển  A -> C -> B -> D cuối cùng nên quay lại A là vẽ được thêm hai dường chéo.

Tại sao khi vẽ xong hai đường chéo ta nên quay lại điểm xuất phát A, có thể một số bạn coi việc này là thừa nhưng đây là thói quen tốt để có thể mở rộng bài toán sau này.

Read:   Đề thi Vòng khu vực miền bắc tin học trẻ toàn quốc năm 2022 – Bảng A tiểu học

Các bạn hãy phát triển bài toán này để giải quyết bài 1 trong Đề thi Nghệ An, Bắc Ninh, Quảng Bình năm 2022

Nếu là Giáo viên thì các thầy cô chọn cách nào để dạy cho HS tiểu học? Hoặc có cách nào khác thầy cô vui lòng comment chia sẻ nào

Hình đại diện của người dùng

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *