[Chủ đề 3 – Ôn thi vào 10] Dạng 1: Tính giá trị biểu thức bằng định lí Vi-et

CHỦ ĐỀ 3: PHƯƠNG TRÌNH BẬC 2 – ĐỊNH LÝ VI-ET

Dạng 1: Tính giá trị biểu thức bằng định lí Vi-et

Bài 1. Cho phương trình ${{x^{2}-x-2=0(1)}}$ có hai nghiệm phân biệt ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình hãy tính giá trị của biểu thức ${{A=\frac{3}{2} \sqrt{4 x_{1}+4 x_{2}}+\sqrt{11+x_{1} x_{2}}+5}}$.

Bài 2. Cho phương trình: ${{4 x^{2}+4 x-3=0}}$.

a) Không giải phương trình, chứng minh rằng phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt ${{x_{1}, x_{2}}}$.

b) Tính giá trị của biểu thức: ${{A=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}}}$.

Bài 3. Cho phương trình ${{x^{2}-5 x-2=0}}$ có hai nghiệm là ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức: ${{A=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{1}+x_{2}}}$.

Bài 4. Cho phương trình: ${{3 x^{2}+5 x-1=0}}$ có 2 nghiệm là ${{x_{1}}}$ và ${{x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức: ${{A=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}-x_{1} x_{2}}}$.

Bài 5. Cho phương trình ${{2 x^{2}+4 x-5=0}}$ có hai nghiệm ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{A=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}-x_{1}^{2} x_{2}^{2}}}$.

Bài 6. Cho phương trình ${{2 x^{2}-13 x-6=0}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{A=}}$ ${{\left(x_{1}-x_{2}\right)^{2}-4 x_{1} x_{2}}}$.

Bài 7. Cho phương trình: ${{5 x^{2}-3 x-15=0}}$ Không giải phương trình. Hãy tính giá trị biểu thức ${{A=\left(x_{1}-x_{2}\right)^{2}-}}$ ${{2 x_{1}-2 x_{2}}}$ với ${{x_{1}}}$ và ${{x_{2}}}$ là hai nghiệm nếu có của phương trình đã cho.

Bài 8. Cho phương trình: ${{x^{2}-3 x+1=0}}$. Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức: ${{A=x_{1}^{3}+x_{2}^{3}}}$

Bài 9. Cho phương trình ${{-2 x^{2}+3 x+4=0}}$ có hai nghiệm ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị biểu thức ${{C=8 x_{1}^{3}+8 x_{2}^{3}}}$

Bài 10. Cho phương trình bậc hai ${{2 x^{2}-4 x-1=0}}$. Không giải phương trình trên, hãy tính giá trị của biểu thức sau ${{A=x_{1}\left(x_{1}^{2}+2\right)+x_{2}\left(x_{1}^{2}+2\right)}}$.

Read:   File word đề thi thử vào 10 Sơn Tây - Năm học 2023 - 2024

Bài 11. Cho phương trình: ${{-3 x^{2}-7 x+3=0}}$ có 2 nghiệm là ${{x_{1}}}$ và ${{x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{\left(x_{1}-3 x_{2}\right)\left(x_{2}-3 x_{1}\right)}}$

Bài 12. Cho phương trình: ${{4 x^{2}-\frac{x}{2}-1=0}}$ có hai nghiệm ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức sau: ${{T=\left(3 x_{1}-2\right)^{3}\left(3 x_{2}-2\right)^{3}}}$.

Bài 13. Cho phương trình ${{-2 x^{2}-5 x+1=0}}$ có hai nghiệm là ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức: ${{P=x_{1}\left(3+x_{2}\right)+x_{2}\left(3+x_{1}\right)+3 x_{1}^{2}+3 x_{2}^{2}-10}}$.

Bài 14. Cho phương trình ${{x^{2}-10 x-8=0}}$ có hai nghiệm ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình hãy tính giá trị của biểu thức ${{A=\left(x_{1}-x_{2}\right)\left(x_{1}^{2}-x_{2}^{2}\right)}}$.

Bài 15. Cho phương trình: ${{2 x^{2}-7 x-6=0}}$ có 2 nghiệm là ${{x_{1}}}$ và ${{x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{A=4 x_{2} x_{1}^{3}+4 x_{1} x_{2}^{3}}}$.

Bài 16. a) Chứng tỏ phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt. b) Không giải phương trình, hãy tính giá trị biểu thức : ${{\frac{1}{x_{1}}-x_{1}+\frac{1}{x_{2}}-x_{2}}}$

Bài 17. Gọi ${{x_{1}, x_{2}}}$ là các nghiệm của phương trình ${{x^{2}-x-12=0}}$. Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức ${{A=\frac{x_{1}+1}{x_{2}}+\frac{x_{2}+1}{x_{1}}}}$.

Bài 18. Cho phương trình ${{2 x^{2}-8 x-5=0}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{D=}}$ ${{\frac{5 x_{1}-x_{2}}{x_{1}}-\frac{x_{1}-3 x_{2}}{x_{2}}}}$

Bài 19. Cho phương trình: ${{2 x^{2}+3 x-1=0}}$ có 2 nghiệm là ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{A=2\left(\frac{x_{1}}{x_{2}}+\frac{x_{2}}{x_{1}}\right)}}$

Bài 20. Cho phương trình ${{\frac{1}{2} x^{2}-x-1=0(1)}}$. Không giải phương trình hãy tính giá trị của biểu thức sau: ${{A=\frac{x_{1}}{x_{2}}+\frac{x_{2}}{x_{1}}-x_{1} x_{2}}}$ với ${{x_{1}, x_{2}}}$ là hai nghiệm của phương trình ${{(1)}}$

Read:   Đề thi HSG Toán 9 – Huyện Đak Đoa – Năm học 2022 – 2023

Bài 21. Cho phương trình ${{x^{2}-3 x=1}}$ có hai nghiệm ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{A=\left(x_{1}-x_{2}\right)^{2}}}$ và ${{B=\frac{x_{1}}{x_{2}}+\frac{x_{2}}{x_{1}}}}$.

Bài 22. Cho phương trình: ${{x^{2}+5 x-2=0}}$ có hai nghiệm là ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức: ${{A=\frac{x_{1}}{x_{2}}+\frac{x_{2}}{x_{1}}}}$.

Bài 23. Cho phương trình ${{2 x^{2}-3 x-4=0}}$ có hai nghiệm ${{x_{1}}}$ và ${{x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của ${{A=\sqrt{\frac{1}{x_{1}^{2}}+\frac{1}{x_{2}^{2}}}}}$.

Bài 24. Cho phương trình ${{3 x^{2}-2 x-6=0}}$ có hai nghiệm là ${{x_{1}, x_{2}}}$. Tính giá trị của biểu thức: ${{M=\left(1+\frac{x_{1}}{2 x_{2}}\right)\left(1+\frac{x_{2}}{2 x_{1}}\right)}}$.

Bài 25. Gọi ${{x_{1}, x_{2}}}$ là hai nghiệm của phương trình: ${{x^{2}+7 x-10=0}}$. Không giải phương trình, hãy tính: ${{\frac{x_{1}^{2}}{x_{2}}+\frac{x_{2}^{2}}{x_{1}}}}$

Bài 26. Cho phương trình ${{2 x^{2}-3 x-6=0}}$

a) Chứng minh phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt.

b) Gọi ${{x_{1}, x_{2}}}$ là hai nghiệm của phương trình (1). Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{A=\frac{x_{1}^{2}}{x_{2}^{2}}+\frac{x_{2}^{2}}{x_{1}^{2}}}}$

Bài 27. Cho phương trình ${{7 x^{2}+14 x-21=0}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{A=}}$ ${{\frac{x_{2}+3}{x_{1}}+\frac{x_{1}+3}{x_{2}}}}$

Bài 28. Cho phương trình: ${{3 x^{2}-2 x-1=0}}$ gọi 2 nghiệm là ${{x_{1}}}$ và ${{x_{2}}}$ (nếu có). Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức: ${{A=\frac{1}{x_{2}+1}+\frac{1}{x_{1}+1}}}$

Bài 29. Cho phương trình ${{-x^{2}-2 x+5=0}}$.

a) Chứng minh phương trình (1) luôn có hai nghiệm trái dấu?

b) Tìm giá trị của biểu thức ${{A=\frac{x_{1}}{x_{2}-1}-\frac{x_{2}}{1-x_{1}}+2022}}$.

Bài 30. Cho phương trình: ${{3 x^{2}+5 x-6=0}}$ có hai nghiệm là ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức: ${{A=\frac{1}{x_{2}+1}+\frac{1}{x_{1}+1}}}$.

Bài 31. Cho phương trình ${{2 x^{2}-x-2=0}}$ có 2 nghiệm là ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức: ${{A=\frac{x_{1}^{2}}{x_{2}+1}+\frac{x_{2}^{2}}{x_{1}+1}}}$.

Read:   [Chủ đề 4 – Toán thực tế] Dạng 6: Bài toán xác định chỉ số sinh học của con người

Bài 32. Cho phương trình: ${{2 x^{2}-6 x-5=0}}$ có 2 nghiệm là ${{x_{1}}}$ và ${{x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{A=\frac{x_{2}}{x_{1}-2}+\frac{x_{1}}{x_{2}-2}}}$

Bài 33. Cho phương trình: ${{x^{2}-5 x-2=0}}$ có hai nghiệm là ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức: ${{A=\frac{x_{1}-2}{x_{2}}+\frac{x_{2}-2}{x_{1}}}}$.

Bài 34. Cho phương trình ${{2 x^{2}-3 x-4=0}}$ có hai nghiệm là ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{A=\frac{1}{x_{1}^{2}}+\frac{1}{x_{2}^{2}}}}$.

Bài 35. Cho phương trình ${{2 x^{2}-5 x-1=0}}$ có hai nghiệm là ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức: ${{A=\frac{x_{1}^{2}}{x_{1}-2}+\frac{x_{2}^{2}}{x_{2}-2}}}$.

Bài 36. Cho phương trình ${{2 x^{2}+6 x+-3=0}}$ có hai nghiệm ${{x_{1}, x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{B=\frac{2}{x_{1}^{2}}+\frac{2}{x_{2}^{2}}}}$.

Bài 37. Cho phương trình ${{2 x^{2}-8 x-5=0}}$ không giải phương trình. Tính giá trị biểu thức ${{D=\frac{5 x_{1}-x_{2}}{x_{1}}-}}$ ${{\frac{x_{1}-3 x_{2}}{x_{2}}}}$

Bài 38. Cho phương trình ${{x^{2}-4 x+1=0}}$ có hai nghiệm ${{x_{1}, x_{2}}}$ khác 0 . Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức: ${{M=\left(x_{1}-\frac{1}{x_{1}}\right)^{2}+\left(x_{2}-\frac{1}{x_{2}}\right)^{2}}}$.

Bài 39. Cho phương trình: ${{4 x^{2}-2 x-1=0}}$ có hai nghiệm là ${{x_{1} ; x_{2}}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức: ${{A=\left(x_{1}-x_{2}\right)^{2}-x_{1}^{2}+\frac{1}{2} x_{1}}}$.

Bài 40. Gọi ${{x_{1}, x_{2}}}$ là hai nghiệm của phương trình ${{3 x^{2}-12 x-5=0}}$. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức ${{T=\frac{x_{1}^{2}+4 x_{2}-x_{1} x_{2}}{4 x_{1}+x_{2}^{2}+x_{1} x_{2}}}}$.

Tiếp theo: [Chủ đề 3 – Ôn thi vào 10] Dạng 2: Giải phương trình bậc 2 chứa tham số bằng công thức Vi-et

Hoặc quay về menu chuyên đề

Hình đại diện của người dùng

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *