[Chủ đề 4 – Toán thực tế] Dạng 2: Bài toán xác định năm nhuận DƯƠNG, nhuận ÂM

[Chủ đề 4 – Toán thực tế] Dạng 2: Bài toán xác định năm nhuận DƯƠNG, nhuận ÂM

Bài 1. Theo năm Dương lịch, chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời là 365 ngày và ngày (tức là 365,25 ngày). Khi đó, ${{\frac{1}{4}}}$ ngày này sẽ được tích lũy trong vòng 4 năm nên theo năm Dương lịch thì cứ 4 năm lại có 1 năm là năm nhuận vào các năm chia hết cho 4 (tháng 2 của năm này sẽ có 29 ngày thay vì có 28 ngày như các năm không nhuận Dương lịch).

Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ đối với nguyên tắc trên vì có khi một năm Dương lịch lại ngắn hơn 365,25 ngày nên với những năm có hai chữ số 0 ở cuối thì năm đó phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận Dương lịch.

a) Từ năm 1900 dến năm 2000 có bao nhiêu năm nhuận Dương lịch? Vì sao?

b) Một nhà hộ sinh trong tháng 2 năm 2021 có 29 em bé chào đời là con của 29 gia đình khác nhau. Có thể chắc chắn rằng có ít nhất 2 em bé chào đời cùng ngày hay không? Vì sao?

Bài 2. Theo âm lịch thì do một chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất là khoảng 29,53 ngày nên một năm âm lịch chỉ có khoảng 354 ngày (làm tròn). Do vậy, cứ sau một vài năm âm lịch thì người ta phải bổ sung một tháng (tháng nhuận) để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Cách tính năm nhuận âm lịch như sau:

Read:   File Word đề thi vào 10 Long An Môn Toán chuyên – Năm học 2023 – 2024

Lấy số năm chia cho 19 , nốu số dư là một trong các số: ${{0 ; 3 ; 6 ; 9 ; 11 ; 14 ; 17}}$ thì năm âm lịch đó có tháng nhuận. Ví dụ: 2017 là năm nhuận âm lịch vì 2017 chia cho 19 du 3.

2015 không phải năm nhuân âm lịch vì 2015 chia cho 19 dư 1

a) Em hãy sử dụng quy tắc trên để xác định năm 1995 và 2030 có phải năm nhuận âm lịch hay không?

b) Năm nhuận dương lịch là năm chia hết cho 4. Ngoài ra, Những năm chia hết cho 100 chỉ được coi là năm nhuận dương lịch nếu chúng cũng chia hết cho 400 (ví dụ 1600 là năm nhuận dương lịch nhưng 1700 không phải năm nhuận dương lịch). Trong các năm từ năm 1895 đến năm 1930, năm nào vừa là năm nhuận âm lịch vừa là năm nhuận dương lịch.

Bài 3. Một năm bình thường sẽ có 12 tháng và 365 ngày. Khi một năm có số ngày hoặc số tháng tăng lên (theo Dương lịch hoặc theo Âm lịch) thì sẽ được gọi là năm nhuận, trong đó có những ngày nhuận và tháng nhuận. Năm nhuận là năm có 29 ngày tháng 2 Dương lịch (không nhuận là 28 ngày). Cách tính năm nhuận theo Dương lịch là những năm dương lich nào chia hết cho 4 thì đó sẽ là năm nhuận.

Ví dụ: 2016 chia hết cho 4 nên năm 2016 là năm nhuận.

Ngoài ra, đối với thế kỷ (những năm có 2 số cuối là số 0 ) thì ta sẽ lấy số năm đó chia cho 400 , nếu như chia hết thì đó sẽ là năm nhuận (hoặc hai số đầu trong năm chia hết cho 4).

Read:   File Word Đề thi HSG Toán 9 – Quỳnh Lưu – Năm học 2022 – 2023

Ví dụ: 1600 và 2000 là các năm nhuận nhủng 1700,1800 và 1900 không phải năm nhuận.

a) Em hãy dùng quy tắc trên để xác định năm 2022 có phải là năm nhuận dương lịch không?

b) Bạn Hòa nhớ rằng sinh nhật lần thứ 15 của bạn vào ngày ${{2 / 6 / 2022}}$ là ngày thứ năm. Bạn thắc mắc ngày mình sinh ra là ngày thứ mấy? Em hãy giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Bài 4. Theo âm lịch, vì một chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất là khoảng 29,53 ngày nên một năm âm lịch chỉ có khoảng 354 ngày (làm tròn). Do vậy, cứ sau một vài năm âm lịch thì người ta phải bổ sung một tháng (tháng nhuận) để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết. Cách tính năm nhuận âm lịch như sau: Lấy số năm chia cho 19 , nếu số dư là một trong các số: ${{0 ; 3 ; 6 ; 9 ; 11 ; 14 ; 17}}$ thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.

Ví dụ: 2017 là năm nhuận âm lịch vì 2017 chia cho 19 dư 3 .

2015 không phải là năm nhụ̂n âm lịch vì 2015 chia cho 19 dư 1.

a) Em sử dụng quy tắc trên để xác định năm 1995 và 2030 có phải năm nhuận âm lịch không?

b) Năm nhuận dương lịch là năm chia hết cho 4. Ngoài ra, những năm chia hết cho 100 chỉ được coi là năm nhuận dương lịch nếu chúng cũng chia hết cho 400(ví dụ 1600 là năm nhuận dương lịch nhưng 1700 không phải năm nhuận dương lịch). Hỏi trong các năm từ năm 1895 đến năm 1930 , năm nào vừa là năm nhuận âm lịch vừa là năm nhuận dương lịch?

Read:   File Word đề thi HSG Tỉnh Lâm Đồng – Năm học 2005– 2006

Tiếp theo: [Chủ đề 4 – Toán thực tế] Dạng 3: Bài toán xác định thứ, ngày, tháng trong năm

Hoặc quay về menu chuyên đề

 

Hình đại diện của người dùng

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *