Dạng toán liên quan đến đồ thị nhiệt – Ôn thi HSG Lý THCS
Dạng toán liên quan đến đồ thị nhiệt – Ôn thi HSG Lý THCS
Phương pháp:
+ Căn cứ vào đồ thị suy ra các số liệu tímg với các đại lượng tương ứng.
+ Từ các các đại lượng đã tìm được liên hệ với công thức thích hợp có chứa đại
lượng đã tin được từ đó suy ra đại lượng khác.
Ví dụ 1: Căn cứ vào đồ thị bên biểu diễn sự sôi của nước theo thời gian hãy cho biết:
a) Nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu?
b) Thời gian kể từ khi đun đến khi nước sôi là bao nhiêu?
c) Thời gian kể từ khi bắt đầu sôi đến nước hóa hơi hoàn toàn là bao nhiêu?
d) Sự thay đổi nhiệt độ của nước khi sôi như thế nào?
Hướng dẫn:
+ Nhiệt độ ban đầu của nước là t1 = 27°C .
+ Thời gian kể từ khi đun đến khi nước sôi là $\Delta $t = 12 phút
+ Thời gian kể từ khi bắt đầu sôi đến nước hóa hơi hoàn toàn là $\Delta $t1 = 72 phút
+ Từ khi nước sôi đến khi nước bị bay hơi hoàn toàn thì nhiệt độ của nước
không thay đổi và bằng 100°C.
Ví dụ 2: Sự biến thiên nhiệt độ của khối nước đá đựng trong ca nhôm theo nhiệt
lượng cung cấp được cho trên đồ thị. Tìm khối lượng nước đá và khối lượng ca nhôm. Biết QB = 204kJ và QC = 220,12kJ, nhiệt nóng chảy của nước đá là $\lambda =3,{{4.10}^{5}}J/kg$; nhiệt dung riêng của nước c1 = 4200 J/kg.K; nhiệt dung riêng của nhôm c2 = 880 J/kg.K.
Hướng dẫn:
Gọi khối lượng nước đá là m1, khối lượng ca nhôm là m2
+ Từ đồ thị ta thấy khối nước đã có nhiệt độ ban đầu là t1 = 0°C, nhiệt lượng thu vào để làm nước đá nóng chảy là Q1 = 204kJ. Ta có:
${{Q}_{1}}={{m}_{1}}\lambda \Rightarrow {{m}_{1}}=\frac{{{Q}_{1}}}{\lambda }=\frac{{{204.10}^{3}}}{{{34.10}^{4}}}=0,6kg$
+ Tổng nhiệt lượng thu vào của ca nhôm và nước đá để chuyển từ nước đá ở t1 = 0°C đến t2 = 5°C là Q2= 220,12kJ. Ta có: $Q={{Q}_{1}}+\left( {{m}_{1}}{{c}_{1}}\text{ }+\text{ }{{m}_{2}}{{c}_{2}} \right)\left( {{t}_{2}}-{{t}_{1}} \right)$
$\Leftrightarrow 220,{{12.10}^{3}}=\text{ }{{204.10}^{3}}+\left( 0,6.4200\text{ }+\text{ }{{m}_{2}}880 \right).\left( 5-0 \right)\Rightarrow {{m}_{2}}=\text{ }0,8kg$
Ví dụ 3: Trong một bình chứa có sẵn một lượng nước có khối lượng m1 = 0,3kg, nhiệt độ t1. Đổ thêm vào bình chứa một lượng nước có khối lượng m2, nhiệt độ t2. Biết đồ thị mô tả sự phụ thuộc của nhiệt độ t vào nhiệt lượng Q như hình vẽ. Điểm A trên đồ thị ứng với trạng thái cân bằng nhiệt. Cho biết: C là điểm giữa của OP, Q là nhiệt lượng, $\frac{{{c}_{1}}}{{{c}_{2}}}=2$(với c = 4200J/kg.K ) là nhiệt dung riêng của nước, c3 là nhiệt dung riêng của nước đá) và nhiệt nóng chảy của nước đá là $\lambda ={{34.10}^{4}}J/kg$.
- a) Xác định khối lượng của m2.
- b) Bỏ thêm vào bình một lượng nước đá có khối lượng m3, nhiệt độ t3. Nước đá sau đó tan hết và sự biến đổi trạng thái của nó theo đường gãy khúc B – C – D–E – K. Xác định lượng nước có trong bình lúc này.
- c) Tim nhiệt độ t1, t2, t3.
Hướng dẫn:
- a) Khi có cân bằng nhiệt ta có:
${{m}_{1}}{{c}_{1}}\left( t-{{t}_{1}} \right)=\text{ }{{m}_{2}}{{c}_{1}}\left( {{t}_{2}}-t \right)\text{ }\Leftrightarrow {{m}_{1}}\left( t-{{t}_{1}} \right)=\text{ }{{m}_{2}}\left( {{t}_{2}}-t \right)$
Theo đồ thị ta thấy: $\left( {{t}_{2}}-t \right)=2\left( t-{{t}_{1}} \right)$
$\Rightarrow {{m}_{1}}=\text{ }2{{m}_{2}}\Rightarrow \text{ }{{n}_{2}}=\text{ }0,5{{m}_{1}}\text{ }=\text{ }0,15kg$
- b) Nhiệt lượng để (m + m2) ở nhiệt độ t về 0°C là:
${{Q}_{12}}=({{m}_{1}}+\text{ }{{m}_{2}}){{c}_{1}}\left( t-0 \right)=\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right).{{c}_{1}}.t$
+ Nhiệt lượng truyền cho mg (kg) nước đá từ trạng thái B về trạng thái K là:
${{Q}_{3}}={{Q}_{BC}}+{{Q}_{CK}}$
Vì: $\left\{ \begin{align}
& {{Q}_{BC}}={{m}_{3}}{{c}_{3}}\left( 0-3 \right)=-{{m}_{3}}{{c}_{3}}{{t}_{3}} \\
& {{Q}_{CK}}=5{{Q}_{BC}} \\
\end{align} \right.$
nên suy ra ${{Q}_{3}}=-6{{m}_{3}}{{c}_{3}}{{t}_{3}}$
+ Theo phương trình cân bằng nhiệt: ${{Q}_{3}}={{Q}_{12}}$
$\Leftrightarrow -6{{m}_{3}}{{c}_{3}}{{t}_{3}}=\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right){{c}_{1}}t\Rightarrow {{m}_{3}}=\frac{\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right){{c}_{1}}t}{-6{{c}_{3}}{{t}_{3}}}$
+ Theo đồ thị $t=-{{t}_{3}}$, và m2 = 0,5m1 nên:
${{m}_{3}}=\frac{\left( {{m}_{1}}+0,5{{m}_{1}} \right){{c}_{1}}\left( -{{t}_{3}} \right)}{-6{{c}_{3}}{{t}_{3}}}=\frac{7{{m}_{1}}}{12}=0,175kg$
+ Vậy tổng khối lượng nước có trong bình là: $m\text{ }=\text{ }{{m}_{1}}\text{ }+\text{ }{{m}_{2}}\text{ }+\text{ }{{m}_{3}}\text{ }=\text{ }0,625kg$
- c) Ta có: ${{Q}_{CK}}\text{ }=5{{Q}_{BC}}\text{ }=\text{ }{{m}_{3}}\lambda $
$\Rightarrow {{Q}_{QK}}=-5{{m}_{3}}{{c}_{3}}{{t}_{3}}={{m}_{3}}\lambda \Rightarrow {{t}_{3}}=-\frac{\lambda }{5{{c}_{3}}}\approx -32,38{}^\circ C$
Từ hình thấy: ${{t}_{1}}=-\frac{{{t}_{1}}}{2}=16,19{}^\circ C\Rightarrow \text{ }{{t}_{2}}=4{{t}_{1}}=64,76{}^\circ C$
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của nhiệt độ theo nhiệt lượng cung cấp của một ca 100 nhôm chứa một khối nước đá được cho ở hình bên. Hãy xác định khối lượng ca nhôm. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là $\lambda =\text{ }{{34.10}^{4}}\text{ }J/kg$; nhiệt dung riêng của nước c1 = 4200, nhiệt hóa hơi của nước là L=2,3.106 J/kg; nhiệt dung riêng của nhôm c2 = 880 J/kg.K.
Bài 2: Trong một bình chứa có sẵn một lượng nước có khối lượng m1 , nhiệt độ t1. Đổ thêm vào bình chứa một lượng nước có khối lượng m2, nhiệt độ t2. Biết đồ thị mô tả sự phụ thuộc của nhiệt độ t vào nhiệt lượng Q như hình vẽ. Điểm A trên đồ thị ứng với trạng thái cân bằng nhiệt. Cho biết: C là điểm giữa của OP, Q là nhiệt lượng, $\frac{{{c}_{1}}}{{{c}_{2}}}=\frac{7}{3}$(với c1 = 4200J/kg.K ) là nhiệt dung riêng của nước, c3 là nhiệt dung riêng của nước đá) và nhiệt nóng chảy của nước đá là $\lambda ={{34.10}^{4}}J/kg$.
- a) Xác định khối lượng của m2.
- b) Bỏ thêm vào bình một lượng nước đá có khối lượng m3, nhiệt độ t3. Nước đá sau đó tan hết và sự biến đổi trạng thái của nó theo đường gãy khúc B – C – D–E – K. Xác định lượng nước có trong bình lúc này.
- c) Tim nhiệt độ t1, t2, t3.
Bài 3: Hai lít nước được đun trong một chiếc bình đun nước có công suất 500W. Một phần nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh. Sự phụ thuộc của công suất tỏa nhiệt ra môi trường theo thời gian đun được biểu diễn trên đồ thị như sao hình vẽ. Nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C. Sau bao lâu thì nước trong bình có nhiệt độ là 30°C. Cho nhiệt dung riêng của nước là c= 4200J/kg.K.
Bài 4: Sự biến thiên nhiệt độ của khối nước đá đựng trong ca nhôm theo nhiệt lượng cung cấp được cho trên đồ thị. Tìm khối lượng nước đá và khối lượng ca nhôm. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là $\lambda =\text{ }34,\text{ }{{10}^{4}}\text{ }J/kg$; nhiệt dung
riêng của nước c1 = 4200 J/kg.K; nhiệt dung riêng của nhôm c2 =880 J/kg.K.
Bài 5: Cho đồ thị biểu diễn sự thay
đổi nhiệt độ của rượu theo nhiệt lượng cung cấp có dạng dưới. Biết nhiệt dung riêng của rượu là c=2500J/kg.K.
- a) Xác định nhiệt hoá hơi của chất
.b) Hãy nêu cách xác định nhiệt hoá hơi của chất lỏng bất kỳ bằng thực nghiệm với các dụng cụ: cốc, bếp đun, nhiệt kế, đồng hồ bấm dây. Nhiệt dung riêng của chất lỏng xem như đã biết.
Bài 6: Sự biến thiên của nhiệt độ theo nhiệt lượng toả ra trong quá trình hơi nước thành nước đá được vẽ ở đồ thị như hình vẽ. Hãy xác định khối lượng ban đầu của hơi nước và khối lượng nước đá được hình thành. Cho biết QB = 2,76.106J, QC = 3,332.106J, nhiệt nóng chảy của nước đá là $\lambda =\text{ }{{34.10}^{4}}\text{ }J/kg$; nhiệt dung riêng của nước c1= 4200 J/kg.K; nhiệt hóa hơi của nước là L=2,3.106 J/kg; nhiệt dung riêng của nhôm c2 = 880 J/kg.K.