Đề tài KHKT hành vi: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho HS THCS
- PHẦN MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học, kỹ thuật phát triển vũ bão. Đó là thời đại công nghệ 4.0. Nhân loại chứng kiến sự thay đổi, tiến bộ và biến chuyển không ngừng của kỹ thuật, khoa học, công nghệ hiện đại.
Trong sự phát triển vũ bão ấy, Internet, mạng xã hội đang nhanh chóng trở thành những thành phần không thể thiếu được trong đời sống xã hội hiện đại. Theo thống kê của Search Engine Journal về đối tượng và lãnh thổ địa lý của mạng xã hội cho thấy: có 72% số người sử dụng Internet hiện nay đang hoạt động trên các mạng xã hội. Trong đó, tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi 12-29 đạt tới 89%, trong khi đó độ tuổi 30-49 là 72%; 60% những người trong độ tuổi từ 50-60 đang hoạt động trên các mạng xã hội, còn nhóm người ở độ tuổi trên 65 chỉ là 43%. Mạng xã hội thực sự trở thành một hiện tượng, một trào lưu văn hóa đầy ma lực trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người sử dụng mạng xã hội, tập trung ở một số trang như Facebook, Twitter, Sina Weibo… trong đó Facebook được sử dụng phổ biến nhất, có khoảng trên 1 tỷ người sử dụng. Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất của Facebook có khoảng hơn 35 triệu người sử dụng mạng xã hội này, trong đó 3/4 người dùng độ tuổi từ 13 – 34. Đối tượng sử dụng Facebook nhiều nhất, thường xuyên nhất và bị ảnh hưởng nhất là giới trẻ, trong đó, chủ yếu là học sinh, sinh viên.
Bên cạnh tính ưu việt không thể phủ nhận, cũng cần nhận thức được những hạn chế, bất lợi, tiêu cực do mạng xã hội đem lại, nhất là đối với học sinh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho học sinh huyện Lương Tài nói chung và trường THCS Bình Định nói riêng” dưới góc độ Khoa học xã hội và hành vi nhằm đưa ra những kiến giải mang tính khoa học, những lời khuyên hữu ích cho học sinh trong quá trình khai thác và sử dụng mạng xã hội.
- MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Mục tiêu của đề tài
– Nghiên cứu về nhận thức chung về mạng xã hội.
– Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS nói chung và học sinh trường THCS Bình Định nói riêng.
– Đề xuất một số giải pháp định hướng giúp học sinh sử dụng các mạng xã hội hiệu quả, đúng mục đích.
– Đề xuất một số giải pháp sử dụng mạng xã hội để nâng cao về kiến thức và kĩ năng sống cho học sinh.
- Ý nghĩa
Đề tài đem đến các giải pháp phù hợp, hiệu quả phát huy những mạt tích cực và đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh THCS trong tình hình xã hội hiện nay. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh nói chung.
III. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Ở đề tài này, tính mới là việc đưa ra một số giải pháp định hướng giúp học sinh sử dụng các mạng xã hội hiệu quả, đúng mục đích và một số giải pháp sử dụng mạng xã hội để nâng cao về kiến thức và kĩ năng sống cho học sinh.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: học sinh trường THCS Bình Định.
- Phạm vi nghiên cứu.
Khảo sát thực trạng về tình hình sử dụng mạng xã hội tại trường THCS Bình Định của học sinh.
Dự án được thực hiện trong phạm vi trường học.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
– Thu thập thông tin (qua quan sát thực tiễn và trên các phương tiện thông tin đại chúng).
– Điều tra, thăm dò ý kiến, phỏng vấn.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, phân tích và tổng hợp số liệu.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ MẠNG XÃ HỘI
- Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội ảo hay thường được gọi tắt là Mạng xã hội (Social Network) là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích (chia sẻ những sở thích cá nhân, nơi ở, đặc điểm học vấn…) mà không cần phân biệt thời gian và không gian. Những người tham gia vào mạng xã hội còn gọi là cư dân mạng.
- Mạng xã hội ở Việt Nam
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm mạng xã hội. Riêng ở Việt Nam, đã có 20 trong số 28 trang mạng xã hội lớn nhất thế giới có thể kẻ đến như: Facebook, Zing me, Instagram, Go.vn, Youtube, Google+, Clip.vn, Zalo,…
- Mục đích sử dụng mạng xã hội
Mạng xã hội vẫn tiếp tục được sử dụng ngày càng rộng rãi nguyên nhân là vì những lợi ích tuyệt vời do xu thế này đang mang lại mà chúng ta không thể phủ nhận:
– Cập nhật tin tức, kiến thức, xu thế: Người sử dụng sẽ nhận được ngay những thông tin cập nhật của trang mạng mình yêu thích hoặc quan tâm về đủ các thể loại. Nhà cung cấp hay nhà quảng cáo cũng có thể nhanh chóng cập nhật xu thế mới nhất của lĩnh vực mình yêu thích.
– Kết nối bạn bè, gia đình, cộng đồng: Chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội. Đồng thời có thể giao lưu với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
– Cải thiện kỹ năng sống, kiến thức: Tiếp nhận thông tin từ trên mạng xã hội là một cách rất hiệu quả. Bạn có thể học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.
– Kinh doanh online vô cùng hiểu quả: Mạng xã hội là một môi trường kinh doanh vô cùng lí tưởng, đầy tiềm năng. Bạn có thể dùng nó để bán hàng online hay quảng cáo những sản phẩm của công ty, doanh nghiệp giúp cho bạn có thể tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng.
– Giải trí: Mạng xã hội là phương tiện giải trí hữu ích giúp giảm stress sau những giờ học, làm việc căng thẳng. Nào là nghe nhạc miễn phí, xem phim online, chơi trò chơi điện tử trực tuyến…. Chắc chắn trong lịch sử văn minh loài người, chưa bao giờ có cái thời đại nào bạn lại được giải trí dễ dàng, thuận tiện và thoải mái như hiện nay.
– Khuyến khích, phát huy tài năng: Bạn tạo một trang blog riêng để viết lách có thể sẽ có rất nhiều fan theo dõi hoặc có thể được các cơ quan báo chí phát hiện ra tài năng của mình. Bạn hãy post những bức ảnh đẹp của mình ngay lên facebook, twitter hay instagram, nếu ảnh đẹp và độc đáo bạn có thể trở nên nổi tiếng. Bạn yêu thích nấu ăn, làm đồ thủ công may vá, vẽ tranh, chơi thể thao hay sửa chữa máy móc, hát hò, tất cả bạn đều có thể chụp ảnh, quay video và đăng lên trang mạng xã hội của bạn để chia sẻ…
– Bày tỏ quan điểm cá nhân: Mạng xã hội là nơi bộc lộ những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá, cảm xúc của cá nhân về con người, sự vật, sự việc nào đó. Từ đó bạn có thể nhận được sự chia sẻ, đồng cảm, động viên của mọi người.
- THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS
- Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS nói chung.
Rõ ràng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trào lưu sử dụng mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, trong đó có học sinh khối THCS.
– Các bạn dù là “ăn – chơi – ngủ – học” đều gắn với mạng xã hội. Từ đó dẫn đến thực trạng: “Nghiện” mạng xã hội
+ Rất nhiều bạn coi mạng xã hội là một công cụ giải trí thường xuyên, dần già trở thành một thói quen khó từ bỏ, không ít người đã bị “nghiện” lúc nào không hay.
+ Cứ hễ bật máy tính, điện thoại lên để chuẩn bị làm việc là lại bị cuốn vào mạng xã hội, hết xem ảnh rồi lại vào bình luận, hết kết bạn rồi lại giải trí.Từ đó ảnh hưởng đến việc học tập và các hoạt động lành mạnh khác.
– Nhiều bạn, hiện nay, bị cuốn sâu vào mạng xã hội mà quên đi cuộc sống thật của mình, tìm thú vui qua những dòng bình luận, thích thú khi được nhiều người “like”; thậm chí còn có bạn “tin” rằng số lượng người thích sẽ chứng tỏ đẳng cấp của bản thân.
+ Có những lời nói, ý kiến sai lệch chuẩn mực: Thực tế, phần lớn các bạn học sinh sử dụng mạng xã hội như một công cụ để xả stress, thể hiện cái tôi có phần phiến diện, ít va chạm xã hội hay để soi mói cuộc sống của người khác. Thậm chí khi có bất bình, tức giận hay bức xúc với vấn đề gặp phải trong cuộc sống như: cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Nhiều bạn ngay lập tức lên mạng xã hội dùng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa, hỗn xược để chửi bới, nhiếc móc.
+ Đăng tải, lan truyền những thông tin tiêu cực, lệch lạc: Lượng thông tin trao đổi qua mạng xã hội là khổng lồ và không thể quản lí toàn bộ, thông tin bổ ích cũng nhiều và thông tin tiêu cực cũng không phải ít và rất khó kiểm soát. Thật đáng lo ngại khi có rất nhiều người mượn các diễn đàn để đưa ra quan điểm, sở thích cá nhân, xúc phạm người khác, thậm chí còn lợi dụng chúng để tung tin đồn, khích động người dân, bôi xấu chế độ.
- Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh trường THCS Bình Định
Trong những năm gần đây việc sử dụng, tiếp thu các trang thông tin mạng xã hội là điều khá phổ biến đối với học sinh trường THCS Bình Định.
Thông qua việc khảo sát 430 học sinh toàn trường đã cho thấy:
– 66,7 % các bạn học sinh đã có điện thoại di động, trong đó có khoảng 96,8% là điện thoại thông minh có chức năng truy cập Internet.
– 77% các bạn hiện đang dùng mạng xã hội trong đó:
Khối 6 chiếm 8%.
Khối 7 chiếm 16%.
Khối 8 chiếm 27%.
Khối 9 chiếm 49%.
– Lượng thời gian truy cập mạng xã hội thuộc vào mức trung bình với số giờ là 1- 1,5h /ngày.
– Số bạn bè quen biết thực sự ngoài đời (nghĩa là không phải bạn “ảo”) là 75%.
– Các trang mạng xã hội học sinh thường sử dụng:
95% sử dụng Facebook
60% sử dụng Zalo
30% sử dụng Tiktok
5% sử dụng các mạng xã hội khác
Ngoài ra nhiều học sinh vẫn sử dụng các mạng xã hội khác như: Mocha, Zing Me, Google +, Twitter….
2.1. Một số mặt tích cực trong sử dụng mạng xã hội của học sinh trường THCS Bình Định
– Liên lạc nhanh, miễn phí: Rất nhiều học sinh THCS Bình Định đã có điện thoại di động để có thể liên lạc với bố mẹ, thầy cô, bạn bè qua ứng dụng của Facebook, Zalo.
(Cung cấp thông tin trong phiếu khảo sát: bao nhiêu trên tổng số học sinh “Lớp bạn có nhóm trên Zalo, Messenger…”? “Tối bạn sử dụng mạng xã hội khoảng 15-30 phút trước khi đi ngủ”?)
– Mở rộng các mối quan hệ: Qua mạng xã hội có thể giúp các bạn học sinh có những người bạn mới, có thể giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.
(Cung cấp thông tin trong phiếu khảo sát: bao nhiêu trên tổng số học sinh “dùng mạng xã hội để tìm kiếm tài liệu học tập”? “Bạn lập hoặc tham gia các nhóm học tập trên Zalo, Messenger”?)
– Chia sẻ: Qua mạng xã hội, học sinh THCS Bình Định có thể chia sẻ những cảm xúc, tâm sự của bản thân với mọi người. Hay thậm chí, những điều khó nói trực tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn khi trao đổi bằng tin nhắn trên trang mạng. Các bạn dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm, sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè trên mạng xã hội, thậm chí cả thầy, cô giáo, cha mẹ.
(Cung cấp thông tin trong phiếu khảo sát: bao nhiêu trên tổng số học sinh “chat với bạn bè trên mạng xã hội”?)
– Phát triển bản thân: Mạng xã hội có thể tăng tốc sự phát triển bản thân của bạn.
+ Cập nhật thông tin, kiến thức mới: Đây là đặc điểm rất hữu dụng giúp các bạn học sinh tìm kiếm những đơn vị kiến thức mới, hoặc những sự kiện mới phục vụ cho học tập. Ngoài ra, hiện nay, mạng xã hội trở thành nơi để thông báo các quyết định của lớp: lịch học, thời khóa biểu, đồng phục lớp, văn nghệ…. Các giáo viên trường THCS Bình Định đã sử dụng mạng xã hội để giúp học sinh học tập.
(Cung cấp thông tin trong phiếu khảo sát dành cho thầy cô: bao nhiêu trên tổng số thầy cô “Thường xuyên sử sử dụng để ra và chữa bài tập”, “Giúp quản lý lớp học” ?)
+ Tăng sự tự tin: Khi các bạn khoe hình trên mạng xã hội thì được bạn bè và người quen khen ngợi.
– Giải trí: Trên các mạng xã hội hiện nay, để thu hút sự chú ý của các em học sinh độ tuổi học THCS, nhiều cá nhân hay nhóm đã lập nên những trang truyện cười hay trò chơi. Nhờ đó mà các em có thể giải tỏa sau những ngày học tập căng thẳng.
(Cung cấp thông tin trong phiếu khảo sát: bao nhiêu trên tổng số học sinh “dùng mạng xã hội để giải trí (xem phim, nghe nhạc, xem video trực tuyến)”?)
– Mua bán, trao đổi: Học sinh THCS Binh Định cũng đang có xu hướng mua bán, trao đổi trên mạng xã hội. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu của bản thân.
(Cung cấp thông tin trong phiếu khảo sát: bao nhiêu trên tổng số học sinh “Bạn mua bán hàng online trên mạng xã hội”?)
2.2. Một số mặt tiêu cực trong sử dụng mạng xã hội của học sinh trường THCS Bình Định.
Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội đã đem đến biết bao tiện ích cho đời sống con người nhưng cũng hàm chứa nhiều “cạm bẫy ”, đặc biệt là đối với lứa tuổi THCS.