Đề tài KHKT Nhà Tránh lũ
Thời gian vừa qua các tỉnh miền Trung đã phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề của những trận bão kinh hoàng, những trận lũ lịch sử nhấn chìm hàng ngàn ngôi nhà trong biển nước, hàng ngàn người dân mất hết tài sản, nhà cửa, cuộc sống vô cùng cơ cực, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất đã xóa tan những ngôi làng, vùi lấp hàng trăm người mà cho đến bây giờ vẫn chưa thể nào tìm thấy họ.
Mỗi đợt lũ đi qua, nhân dân lại hứng chịu bao nhiêu mất mát, nhà cửa bị cuốn trôi, mùa màng thất thoát, thậm chí lũ còn cướp đi sinh mạng của những người thân yêu của họ,… trước tình cảnh đó, em cảm thấy rất xót xa, đồng cảm trước hoàn cảnh của những người dân nơi đây và nhận thấy mình cần phải có một phần trách nhiệm đối với đồng bào của mình nên chúng em đã nghiên cứu cho đề tài “ Ngôi nhà tránh lũ” để góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra cho con người.
- CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Câu hỏi 1: Mục tiêu hướng đến của đề tài là gì?
Mục tiêu mà đề tài hướng đến chính là thiết kế một ngôi nhà có thể nổi trên mặt nước mà không bị trôi khi lũ đến. Người dân sẽ không phải chạy đi trốn lũ mà sẽ ở trên cao, tránh lũ tại chỗ. Ngôi nhà đảm bảo an toàn tính mạng, đảm bảo sinh hoạt hằng ngày cho người dân sống bên trong.
Câu hỏi 2: Điểm mới của đề tài là gì?
Trước đây cũng đã có một số ngôi nhà tránh lũ ra đời, nhưng vì chi phí xây dựng còn cao kiến công trình không phù hợp với kinh phí của một số hộ gia đình. Vì thế nên sản phẩm của chúng em sẽ nhắm tới mục tiêu giá rẻ, không quá khó để thực hiện, phù hợp với mọi người dân nhưng vẫn có chất lượng và hiệu quả trong ứng dụng vào thực tế đời sống.
Ngoài ra, kết cấu xây dựng của ngôi nhà cũng có điểm khác so với các ý tưởng trước đây là chúng em có thiết kế bốn cây trụ sắt chôn sâu dưới đất để giữ cho nhà không bị trôi. Bên trong ngôi nhà chúng em có gắn thêm thiết bị cảnh báo độ sâu của nước lũ.
Câu hỏi 3: Khả năng áp dụng của ngôi nhà ở đâu?
Áp dụng cho các khu vực thường xuyên bị lũ nhhư miền Trung
Câu hỏi 4:Tiêu chí cho kết cấu ngôi nhà như thế nào?
Ngôi nhà cần đảm bảo được các tiêu chí:
- Chi phí xây dựng thấp nhưng đảm bảo chất lượng.
- Đảm bảo được thăng bằng khi nước dân lên, chịu được sự rung lắc do gió bão gây ra, nước dân đến đâu thì nhà cũng dân lên trên đến đó. Nếu có sạc lỡ đất, nhà cũng không bị trôi.
- Chứa được từ 4- 6 người /40m2. Bên trong nhà có hệ thống cảnh báo độ sâu mực nước lũ.
Câu hỏi 5:Khả năng nhân rộng của mô hình nhà tránh lũ?
Ngôi nhà có thể xây dựng hàng loạt
Câu hỏi 6:Giả thuyết khoa học của đề tài là gì?
Giả thuyết khoa học của đề tài là Ngôi nhà tránh lũ sẽ được ứng dụng rộng rãi trong thực tế và mang lại hiệu quả thiết thực.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp thiêt kế và xây dựng mô hình.
– Phương pháp thử nghiệm.
– Phương pháp thu thập kết quả và sai sót trong quá trình thử nghiệm.
– Phương pháp thống kê và xử lý sai sót.
- TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
Những công việc chính đã làm và kết quả đạt được
– Tìm hiểu các lý thuyết, kiến thức liên quan đến đề tài.
– Tìm hiểu tình hình cụ thể ở nơi cần áp dụng.
– Tìm vật liệu cho mô hình.
– Thiết kế ngôi nhà, thiết kế và lắp ráp mô hình
– Tiến hành thử nhiệm thực tế trên mô hình và chỉnh sửa sai sót trong quá trình thực hiện.
Sau quá trình nghiên cứu, chúng em đã thiết kế được ngôi nhà tránh lũ có thể nổi trên mặt nước với giá thành thấp nhưng kiêng cố, đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản. Chúng em cũng đã chế tạo thành công một ngôi nhà mô hình để thực nghiệm ý tưởng và cho kết quả như mong muốn.
Hướng phát triển sắp tới là chúng em muốn tích hợp thêm nhiều tính năng cần thiết cho ngôi nhà như hệ thống phao an toàn tự động cho trẻ em.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://nhandan.com.vn/khoa-hoc-giao-duc
- Trang web: https://nhadatmoi.net/tin-tuc/nha-chong-bao.html
- Trang web: https://vi.wikipedia.org
- Trang web: http://laptrinhc.edu.vn/
- Trang web: https://danviet.vn
BÁO CÁO ĐỀ TÀI
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời gian vừa qua các tỉnh miền Trung đã phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề của những trận bão kinh hoàng, những trận lũ lịch sử nhấn chìm hàng ngàn ngôi nhà trong biển nước, hàng ngàn người dân mất hết tài sản, nhà cửa, cuộc sống vô cùng cơ cực, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất đã xóa tan những ngôi làng, vùi lấp hàng trăm người mà cho đến bây giờ vẫn chưa thể nào tìm thấy họ.
Mỗi đợt lũ đi qua, nhân dân lại hứng chịu bao nhiêu mất mát, nhà cửa bị cuốn trôi, mùa màng thất thoát, thậm chí lũ còn cướp đi sinh mạng của những người thân yêu của họ,… trước tình cảnh đó, em cảm thấy rất xót xa, đồng cảm trước hoàn cảnh của những người dân nơi đây và nhận thấy mình cần phải có một phần trách nhiệm đối với đồng bào của mình nên chúng em đã nghiên cứu cho đề tài “ Ngôi nhà tránh lũ” để góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra cho con người.
- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu mà đề tài hướng đến chính là thiết kế một ngôi nhà có thể nổi trên mặt nước mà không bị trôi khi lũ đến. Người dân sẽ không phải chạy đi trốn lũ mà sẽ ở trên cao, tránh lũ tại chỗ. Ngôi nhà đảm bảo an toàn tính mạng, đảm bảo sinh hoạt hằng ngày cho người dân sống bên trong. Ngoài ra, ngôi nhà cần đảm bảo được các tiêu chí:
- Chi phí xây dựng thấp nhưng đảm bảo chất lượng.
- Đảm bảo được thăng bằng khi nước dân lên, chịu được sự rung lắc do gió bão gây ra, nước dân đến đâu thì nhà cũng dân lên trên đến đó.
- Nếu có sạc lỡ đất, nhà cũng không bị trôi.
- Chứa được từ 4- 6 người /40m2.
- Bên trong nhà có hệ thống cảnh báo độ sâu mực nước lũ.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
– Đối tượng: các mô hình nhà chống lũ
– Phạm vi nghiên cứu: Các tỉnh miền Trung bị lũ lụt.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp thiêt kế và xây dựng mô hình.
– Phương pháp thử nghiệm.
– Phương pháp thu thập kết quả và sai sót trong quá trình thử nghiệm.
– Phương pháp thống kê và xử lý sai sót.