Đề thi HKI vật lý Lớp 8 TX Ninh Hòa – Năm học 2020 – 2021
Đề thi HKI vật lý Lớp 8 TX Ninh Hòa – Năm học 2020 – 2021
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,00 điểm):
Hãy khoanh tròn ý đúng nhất trong các câu sau đây:
Câu 1: Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?
A. Thời gian chuyên động đài hay ngắn
B. Quãng đường chuyên động dài hay ngắn
C. Sự nhanh hay chậm của chuyên động
D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây sai về tính chất quán tính của vật?
A. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước.
B. Bút máy tắc mực, ta vậy cho ra mực.
C. Khi áo có bụi, ta phủi mạnh áo cho sạch bụi.
D. Khi người lái xe tăng ga, xe ngay lập tức tăng tốc.
Câu 3: Một vật thực hiện chuyển động như sau: (trong 1/3 thời gian đầu vật chuyển động với vận tốc 15m/s, trong thời gian còn lại vật chuyển động với vận tóc 12m/s. Vận tốc trung bình trong suốt thời gian chuyên động của vật là:
A. 16m/s
B. l4m/s
C. 13,5m/s
D. 13m⁄s
Câu 4: Một vật chịu tác dụng của hai lực, để vật đang đứng yên tiếp tục đứng yên thì
A. hai lực có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên một đường thăng.
B. hai lực có phương cùng nằm trên một đường thăng nhưng chiều ngược nhau.
C. hai lực có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên một đường thăng, cùng chiều.
D. hai lực có cường độ bằng nhau, phương cùng năm trên một đường thăng, ngược chièu.
Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có lợi?
A. Ma sát làm cho ôtô dừng lại khi hăm phanh.
B. Ma sát làm mòn đĩa và xích xe đạp.
C. Ma sát làm mòn trục xe và cản trở chuyên động quay của bánh xe.
D. Ma sát lớn làm cho việc đây một vật trượt trên sản khó khăn vì cần phải có lực đẩy lớn.
Câu 6: Muốn làm giảm lực ma sát, ta phải
A. tăng diện tích bị ép của mặt tiếp xúc.
B. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
C. tăng độ nhăn của mặt tiếp xúc.
D. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng?
A. Cột đèn bên đường chuyên động so với đoàn tàu
B. Đầu tàu chuyên động so với toa tàu
C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyên động so với đầu tàu
D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyên động so với đầu tàu
Câu 8: Áp lực là
A. lực có phương song song với mặt bị ép.
B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C. lực kéo vuông góc với mặt bị ép.
D. lực đây có phương song song với mặt bị ép.
Câu 9: Một người đứng trên sàn nhà, trường hợp nào sau đáy áp suất của người lên mặt sàn là nhỏ nhất?
A. Người đứng cả 2 chân.
B. Người đứng co một chân và nhón chân còn lại.
C. Người đứng co một chân
D. Người đứng cả 2 chân và cầm thêm quả tạ.
Câu 10: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại theo nhiều phía. Hiện tượng đó là
A. do lực hút quá mạnh làm yếu vỏ hộp nên hộp bẹp đi.
B. do áp suất trong hộp tăng lên làm hộp bị biến dạng.
C. do áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyên bên ngoài hộp lớn hơn nên hộp bị bẹp đi.
D. do hộp bị giảm trọng lượng.
Câu 11: Khi qua chỗ đường lây, người ta thường dùng một tấm ván đặt lên trên đề đi. Cách làm đó để
A. tăng áp suất
B. tăng lực ma sát
C. giảm áp suất
D. giảm áp suất và tăng ma sát.
Câu 12: Một máy nâng dùng chất lỏng có diện tích pii-tông lớn gấp 120 lần pil-tông nhỏ. Muốn có lực nâng 30000N
tác dụng lên pit-tông lớn, thì phải tác dụng lên pi-tông nhỏ mội lực băng bao nhiêu? Biết chát lỏng có thê truyền
nguyên vẹn áp suát từ pit- tông nhỏ sang pit-tông lớn.
A.0,004N
B.250
C. 3 600 000N
D.300N
B. PHẦN TỰ LUẬN (7,00 điểm):
Câu 13: (1,50 điểm)
Nêu định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều?
Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
Câu 14: (1,50 điểm)
Hãy biểu diễn trọng lực tác dụng vào 1 vật có khối lượng 4kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Chọn tỉ xích tùy ý.
Câu 15: (2,00 điểm)
Một người thợ lặn đang lặn xuống độ sâu 25m so với mặt nước
biển. Bỏ qua áp suất khí quyển.
a) Tính áp suất của nước biên ở độ sâu ấy. Biết trọng lượng riêng của nước biên là 10300 N/m3.
b) Cửa chiếu sáng của áo lặn mà người thợ lặn đang mặc có diện tích 180cm°. Tính áp lực của nước biên tác dụng lên phần diện tích này?
Câu 16: (2,00 điểm)
Thông tin một số ứng dụng của lực ma sát trong đời sống.
Xe đạp chuyển động trên đường và bánh xe đang quay, nếu bóp nhẹ phanh (thắng), má phanh áp vào vành bánh xe, xuất hiện lực ma sát giữa má phanh với vành bánh xe. Lực ma sát này giúp xe nhanh chóng chuyển động chậm dân rồi dừng lại.
Để kéo một vật trượt trên mặt đường, ta phải dùng một lực kéo khá lớn để thắng lực ma sát trượt.
Nếu gắn bánh xe vào vật, ta dễ kéo vật di chuyên trên đường vì lực ma sát lăn thường rất nhỏ. Lực ma sát trượt đã được thay thế bằng lực ma sát lăn có giá trị nhỏ hơn.
Khi quan sát những chiếc xe đồ chơi, các em sẽ thấy trục bánh xe được gần xuyên qua thân xe. Khi xe chuyển động, giữa thân xe và trục bánh xe có ma sát trượt. Những chiếc xe bò, xe ngựa xưa kia cũng có câu tạo tương tự như vậy.
Các loại xe trong đời sống hiện nay, trục bánh xe gắn chặt với thân xe, giữa trục bánh xe và bánh xe được gắn ổ bi. Khi bánh xe quay, ma sát giữa trục bánh xe và bánh xe với ổ bị là ma sát lăn, nhỏ hơn nhiều so với ma sát trượt.
Ổ bị đã ra đời cách nay gần một trăm năm mươi năm, đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của khoa học và công nghệ, vì nhờ có ô bị ta dễ dàng thay ma sát trượt thành ma sát lăn, làm giảm được lực cản lên các vật chuyển động, khiến cho máy móc hoạt động dễ dàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy, …
Khi ta đi bộ trên đường, lực ma sát nghỉ giữa chân với mặt đường sẽ giúp chân ta không bị trượt về phía sau khi thân người nghiêng tới phía trước.
Dựa vào các thông tin trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Khi xe đạp đang chuyển động, nếu bóp phanh thì giữa má phanh và vành bánh xe xuất hiện lực ma sát gì? Lực
ma sát này có lợi hay có hại? Tại sao?
b) Tại sao ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng trong khoa học và công nghệ?