Đề thi vào 10 Môn Toán Tỉnh Thái Bình (Chuyên Toán Tin) – Năm học 2023 – 2024 kèm lời giải
Đề thi vào 10 Môn Toán Tỉnh Thái Bình (Chuyên Toán Tin) – Năm học 2023 – 2024 kèm lời giải
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Cho các số thực $x, y$ khác 0 , thỏa mãn $\frac{x}{y}+\frac{y}{x}=3$ và $\frac{x^{2}}{y}+\frac{y^{2}}{x}=10$. Chứng minh rằng $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=1$.
b) Cho đa thức bậc ba $P(x)$ thỏa mãn khi chia $P(x)$ cho $x-1 ; x-2 ; x-3$ đều được số dư là 6 và $P(-1)=-18$. Tìm đa thức $P(x)$.
c) Cho các số thực không âm $a, b, c$ thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
$$
\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}=8 ; a+b+c=26 ; a b c=144 \text {. }
$$
Tỉnh giá trị biểu thức $P=\frac{1}{\sqrt{b c}-\sqrt{a}+9}+\frac{1}{\sqrt{c a}-\sqrt{b}+9}+\frac{1}{\sqrt{a b}-\sqrt{c}+9}$.
Câu 2. (2,5 điểm)
a) Giải phương trình: $3 x^{2}+x-6=4 x(\sqrt{5 x-6}-1)$.
b) Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}x^{3}-x y^{2}-6 y=0 \\ (x+y)(x+2 y)=3(x y+2)\end{array}\right.$
Câu 3. (3,5 điểm)
Cho tam giác $A B C$ vuông tại $A$ với $A B=c, A C=b$. Vẽ đường tròn tâm $O_{1}$ đường kinh $A B$ và đường tròn tâm $\mathrm{O}_{2}$ dường kính $A C$. G̣̣i $H$ là giao điểm thử hai của hai đường tròn $\left(O_{1}\right)$ và $\left(O_{2}\right)$. Đường thẳng $(d)$ thay đổi luôn đi qua $A$ cắt các đường tròn $\left(O_{1}\right)$ và $\left(O_{2}\right)$ lần lượt tại các điểm $D, E$ (không trùng với $A$ ) sao cho $A$ nằm giữa $D$ và $E$.
a) Chứng minh rằng đường trung trực của đọ̣n thẳng $D E$ luôn đi qua một điểm cố định khi đường thẳng $(d)$ thay đổi.
b) Xác định vị tri của đường thẳng $(d)$ để diện tích tứ giác $B D E C$ đạt giả trị lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất đó theo $b, c$.
c) Kẻ đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn $D E$ và vuông góc với $B C$ tại điểm $K$. Chửng minh rằng $K B^{2}=B D^{2}+K H^{2}$.
Câu 4. (1,0 điểm)
Chứng minh rằng nếu $p$ là số nguyên tố lớn hơn 3 thì $(7-p)(7+p)$ chia hết cho 24 .
Câu 5. (1,0 điểm)
Cho ba số thực dương $x, y, z$ thỏa mãn $x y+y z+z x=1$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
$$
P=\frac{2 x}{\sqrt{1+x^{2}}}+\frac{y}{\sqrt{1+y^{2}}}+\frac{z}{\sqrt{1+z^{2}}}-x^{2}-28 y^{2}-28 z^{2} .
$$
Hướng dẫn giải
Câu 1:
a) Cho các số thực $x, y$ khác 0 , thoả mãn: $\frac{x}{y}+\frac{y}{x}=3$ và $\frac{x^{2}}{y}+\frac{y^{2}}{x}=10$. Chứng minh $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=1$
b) Cho đa thức bậc $3 P(x)$ thoả mãn khi chia $P(x)$ cho $x-1, x-2, x-3$ đều được số dư là 6 và $P(-1)=-18$. Tìm đa thức $P(x)$
c) Cho các số thực không âm $a, b, c$ thoả mãn đồng thời các điều kiện: $\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}=8 ; a+$ $b+c=26 ; a b c=144$. Tính giá trị biểu thức:
$$
P=\frac{1}{\sqrt{b c}-\sqrt{a}+9}+\frac{1}{\sqrt{c a}-\sqrt{b}+9}+\frac{1}{\sqrt{a b}-\sqrt{c}+9}
$$
a)
Từ giả thiết ta có $x^{2}+y^{2}=3 x y$ và $x^{3}+y^{3}=10 x y$
$$
\begin{aligned}
& =>(x+y)\left(x^{2}+y^{2}\right)=3 x y(x+y) \\
& \leftrightarrow x^{3}+y^{3}+x y(x+y)=3 x y(x+y) \\
& \leftrightarrow 10 x y=2 x y(x+y) \\
& \leftrightarrow x+y=5(\text { do } x, y \neq 0)
\end{aligned}
$$
Ta có $(x+y)^{2}=x^{2}+y^{2}+2 x y=5 x y=>x y=5 \Rightarrow>\frac{x+y}{x y}=\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=1 \Rightarrow \mathrm{d} p c m$
b)
Theo định lý Bezout: $P(x)-6=S(x)(x-1)(x-2)(x-3)$
Do $P$ bậc $3=>S(x) \equiv a$. và $P(-1)=a(-2)(-3)(-4)+6=-18=>a=1$
$=P(x)=(x-1)(x-2)(x-3)+6=x^{3}-6 x^{2}+11 x$. Thử lại ta thấy đúng.
$V$ ậy $P(x)=x^{3}-6 x^{2}+11 x$
c)
Đặt $(\sqrt{a}, \sqrt{b}, \sqrt{c})=(x, y, z)$; điều kiện: $x, y, z \geq 0$
$$
\begin{gathered}
=>x+y+z=8 ; x^{2}+y^{2}+z^{2}=26 ; x^{2} y^{2} z^{2}=144 \\
=>x+y+z=8 ; x y+y z+z x=\frac{(x+y+z)^{2}-\left(x^{2}+y^{2}+z^{2}\right)}{2}=19 ; x y z=12
\end{gathered}
$$
(Do $x, y, z \geq 0$ )
Ta có:
$$
P=\frac{1}{y z-x+9}+\frac{1}{x z-y+9}+\frac{1}{x y-z+9}
$$
Ta có $: y z-x+9=y z-x+x+y+z+1=(z+1)(y+1)$
Tương tự: $x z-y+9=(x+1)(z+1) ; x y-z+9=(x+1)(y+1)$
$$
\begin{gathered}
=>P=\frac{x+1+y+1+z+1}{(x+1)(y+1)(z+1)}=\frac{x+y+z+3}{x y z+x+y+z+x y+y z+x z+1} \\
=\frac{11}{12+19+8+1}=\frac{11}{40}
\end{gathered}
$$
Vậy $P=\frac{11}{40}$
Câu 2:
a) Giải phương trình: $3 x^{2}+x-6=4 x(\sqrt{5 x-6}-1)$
b) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{array}{c}x^{3}-x y^{2}-6 y=0 \\ (x+y)(x+2 y)=3(x y+2)\end{array}\right.$
a)
ĐKXĐ : $x \geq \frac{6}{5}$
Từ giả thiết ta có: $-x^{2}+5 x-6=4 x(\sqrt{5 x-6}-x)$
$$
\leftrightarrow-x^{2}+5 x-6=4 x \cdot \frac{-x^{2}+5 x-6}{x+\sqrt{5 x-6}}
$$
Vi $x \geq \frac{6}{5}$ nên có thể liên hợp
$$
\leftrightarrow(x-2)(x-3)\left(1-\frac{4 x}{x+\sqrt{5 x-6}}\right)=0
$$
$\leftrightarrow x=2$ hoặc $x=3$ ( thoả mãn đkxđ) hoặc: $3 x=\sqrt{5 x-6}(*)$
Giải $p t(*): 9 x^{2}=5 x-6 \leftrightarrow x\left(x-\frac{5}{9}\right)+6=0$ ( vô nghiệm vì $\left.x \geq \frac{6}{5}>\frac{5}{9}\right)$ Vậy phương trình có nghiệm $x=2$ và $x=3$
b)
$$
\left\{\begin{array}{c}
x^{3}-x y^{2}-6 y=0(1) \\
(x+y)(x+2 y)=3(x y+2)
\end{array}\right.
$$
Xét (2): $x^{2}+2 y^{2}+3 x y=3 x y+6 \leftrightarrow x^{2}+2 y^{2}=6$
Từ (1): $x^{3}-x y^{2}-y\left(x^{2}+2 y^{2}\right)=0 \leftrightarrow x^{3}-x y^{2}-y x^{2}-2 y^{3}=0$
$\leftrightarrow(x-2 y)\left(x^{2}+x y+y^{2}\right)=0$.Ta để ý $(x, y)=(0,0)$ không là nghiệm của hệ
do đó $x^{2}+x y+y^{2}=\left(x+\frac{y}{2}\right)^{2}+\frac{3}{4} y^{2}>0$. Vậy $x=2 y$
$=>6 y^{2}=6=>y= \pm 1$
Nếu $y=1 \Rightarrow x=2$. (Thử lại thoả mãn )
Nếu $y=-1=>x=-2$ (Thử lại thoả mãn)
$V$ ậy $(x, y)=(2,1)$ và $(x, y)=(-2,-1)$ là nghiệm của hệ.
Câu 3:
Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ vuông tại $\mathrm{A}$ với $\mathrm{AB}=\mathrm{c}, \mathrm{AC}=\mathrm{b}$. Vẽ đường tròn tâm $O_{1}$ đường kính $\mathrm{AB}$ và đường tròn tâm $O_{2}$ đường kính $\mathrm{AC}$. Gọi $\mathrm{H}$ là giao điểm thứ hai của hai đường tròn $\left(O_{1}\right)$ và $\left(O_{2}\right)$. Đường thẳng d thay đổi luôn đi qua $\mathrm{A}$ cắt các đường tròn $\left(O_{1}\right)$ và $\left(O_{2}\right)$ lần lượt tại các điểm $\mathrm{D}, \mathrm{E}$ không trùng với $\mathrm{A}$ sao cho $\mathrm{A}$ nằm giữa $\mathrm{D}, \mathrm{E}$.
a) Chứng minh rằng đường trung trực của đoạn thẳng DE luôn đi qua một điểm cố định khi đường thẳng $(\mathrm{d})$ thay đổi.
b) Xác định vị trí của đường thẳng (d) để diện tích tứ giác $\mathrm{BDEC}$ đạt giá trị lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất đó theo b,c.
c) Kẻ đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn $\mathrm{DE}$ và vuông góc với $\mathrm{BC}$ tại $\mathrm{K}$. Chứng minh rằng $K B^{2}=B D^{2}+K H^{2}$
Giải
a) Gọi $\mathrm{M}$ là trung điểm $\mathrm{BC} .=>O_{1}=\frac{1}{2} A C ; M O_{2}=\frac{1}{2} A B$.
Do $\mathrm{D}$ thuộc đường tròn đường kính $\mathrm{AB}$ nên tam giác $\mathrm{ADB}$ vuông tại $\mathrm{D}$.
$\Rightarrow D O_{1}=\frac{1}{2} A B=M O_{2}$. Tương tự thì $E O_{2}=M O_{1}$.
Có tam giác $\mathrm{ABC}$ vuông tại $\mathrm{A}$ (gt). $=>\angle A D B+\angle E A C=90^{\circ}$.
Mà tam giác $\mathrm{DAB}$ vuông tại $\mathrm{D}$ nên $\angle A D B+\angle D B A=90^{\circ}$.
$\Rightarrow \angle E A C=\angle A B D .=2 \angle E A C=2 \angle A B D . \Rightarrow \angle D O_{1} A=\angle E O_{2} C . \Rightarrow \angle D O_{1} B=\angle E O_{2} A$.
Dễ thấy $M O_{1} / / \mathrm{AC}, M O_{2} / / \mathrm{AB} .=>\angle M O_{1} B=\angle M O_{2} A=90^{\circ}$.
$\Rightarrow \angle M O_{1} D=\angle M O_{2} E$.
Xét $\triangle M O_{1} D$ và $\triangle E O_{2} M$ có:
$M O_{1}=E O_{2}(\mathrm{cmt})$
$\angle D O_{1} M=\angle M O_{2} E(\mathrm{cmt})$
$D O_{1}=M O_{2}(\mathrm{cmt})$
$=>\triangle M O_{1} D=\triangle E O_{2} M$ (c.g.c)
$=>\mathrm{MD}=\mathrm{ME}$ ( 2 cạnh tương ứng).
$\Rightarrow M$ thuộc trung trực DE. Do đó trung trực $\mathrm{DE}$ luôn đi qua $\mathrm{M}$ cố định (đpcm). b) Có $2 S_{B D E C}=2 S_{B D A}+2 S_{B A C}+2 S_{A E C}=D B \cdot D A+A B \cdot A C+E A \cdot E C \leq \frac{1}{2}\left(D B^{2}+D A^{2}\right)+\frac{1}{2}\left(E A^{2}+\right.$ $\left.E C^{2}\right)+b c=\frac{1}{2}\left(A B^{2}+A C^{2}\right)+b c=\frac{1}{2}\left(b^{2}+c^{2}\right)+b c=\frac{1}{2}(b+c)^{2}$
$\Rightarrow S_{B D E C} \leq \frac{1}{4}(b+c)^{2}$.
$\Rightarrow \operatorname{Max} S_{B D E C}=\frac{1}{4}(b+c)^{2}$
Dấu “=” xảy ra $\Leftrightarrow \mathrm{DA}=\mathrm{DB}, \mathrm{EA}=\mathrm{EC}$.
$=>$ tạo với $\mathrm{AB}$ một góc $45^{\circ}$.
c) Ta có điều phải chứng minh: $K B^{2}=B D^{2}+K H^{2}$
$\Leftrightarrow I B^{2}-I K^{2}=I B^{2}-I D^{2}+I H^{2}-I K^{2}$.
$\Leftrightarrow I H^{2}=I D^{2}$
$\Leftrightarrow \mathrm{IH}=\mathrm{ID}=\mathrm{IE}$.
«> Tam giác DHE vuông tại $\mathrm{H}$.
Thật vậy, có $\angle D H B+\angle E H C=\angle D A B+\angle E A C=90^{\circ}$
$\Rightarrow \angle D H E=90^{\circ}$.
Do đó tam giác $\mathrm{DHE}$ vuông tại $\mathrm{H}$, tức $K B^{2}=B D^{2}+K H^{2}$ (đpcm).
Câu 4:
Chứng minh rằng nếu $p$ là số nguyên tố $>3$ thì $(7-p)(7+p)$ chia hết cho 24
Do $p$ nguyên tố $p>3=>p$ không là bội của 3 và 2
$=>p^{2} \equiv 1(\bmod 3)$ và $p^{2} \equiv 1(\bmod 8) \Rightarrow>p^{2}-1: 3$ và $8 \Rightarrow p^{2}-1: 24$ Vì $(3,8)=1(7-p)(7+p)=$ $49-p^{2}=48-\left(p^{2}-1\right): 24$
Vậy ta có điều phải chứng minh
Câu 5:
Cho 3 số thực dương $x, y, z$ thoả mãn $x y+y z+z x=1$. Tìm giá trịi lớn nhất của biểu thức:
$$
P=\frac{2 x}{\sqrt{1+x^{2}}}+\frac{y}{\sqrt{y^{2}+1}}+\frac{z}{\sqrt{z^{2}+1}}-x^{2}-28 y^{2}-28 z^{2}
$$
Áp dụng bat $A M-G M$ :
Ta có:
$$
\begin{gathered}
\frac{2 x}{\sqrt{1+x^{2}}}=\frac{2 x}{\sqrt{x^{2}+x y+y z+z x}}=\frac{2 x}{\sqrt{(x+y)(x+z)}} \leq \frac{x}{x+y}+\frac{x}{x+z} \\
\frac{y}{\sqrt{y^{2}+x y+y z+x z}}=\frac{y}{\sqrt{(y+x)(y+z)}} \leq \frac{1}{4} \cdot \frac{y}{y+z}+\frac{y}{y+x} \\
\frac{z}{\sqrt{z^{2}+x y+y z+x z}}=\frac{z}{\sqrt{(z+x)(z+y)}} \leq \frac{1}{4} \cdot \frac{z}{z+y}+\frac{z}{z+x} \\
\frac{2 x}{\sqrt{1+x^{2}}}+\frac{y}{\sqrt{y^{2}+1}}+\frac{z}{\sqrt{z^{2}+1}} \leq 1+1+\frac{1}{4}=\frac{9}{4} \text { (1) }
\end{gathered}
$$
Và ta có:
$$
\begin{aligned}
& x^{2}+28 y^{2}+28 z^{2} \\
& =\frac{1}{2}\left(x^{2}-14 x y+49 y^{2}\right)+\frac{1}{2}\left(x^{2}-14 y z+49 z^{2}\right)+\frac{7}{2}\left(y^{2}-2 y z+z^{2}\right)+7(x y+y z+x z) \\
& =\frac{1}{2}(x-7 y)^{2}+\frac{1}{2}(x-7 z)^{2}+\frac{7}{2}(y-z)^{2}+7 \geq 7(2)
\end{aligned}
$$
Dấu “=” của các bất đẳng thức(1), (2) xảy ra khi $x=7 y=7 z$ và $x y+y z+x z=1$ khi và chỉ khi $y=z=\frac{\sqrt{15}}{15} ; x=\frac{7 \sqrt{15}}{15}$
Tù̀ (1), (2) có $P \leq 7=>\operatorname{Max} P=7 \leftrightarrow y=z=\frac{\sqrt{15}}{15} ; x=\frac{7 \sqrt{15}}{15}$
Vậy $\operatorname{Max} P=7$
File word được chia sẻ ở phần comment, các bạn tham gia nhóm word tài liệu toán để có thêm nhiều file word miễn phí nào
file word Đề thi vào 10 Môn Toán Tỉnh Thái Bình (Chuyên Toán Tin) – Năm học 2023 – 2024 :
https://docs.google.com/document/d/1zq0rc6dG2dOjXmAhY5ZFMRjRXZdRRA26/edit?usp=sharing&ouid=116298212205166366384&rtpof=true&sd=true