File Word Đề thi Vào 10 Chuyên Lý Hạ Long – Quảng Ninh – Năm học 2023 – 2024

File Word Đề thi Vào 10 Chuyên Lý Hạ Long – Quảng Ninh – Năm học 2023 – 2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH
ĐÊ THI CHÍNH THƯC
KỲ THI TUYÉN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: Vật lí (chuyên)
(Dành cho thí sinh thi vào Trưò̀ng THPT Chuyên Hạ Long) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phảt đề
(Đề thi này có 02 trang)

Câu 1. (2,5 điểm)

Một bình hình trụ có diện tích đáy bên trong là $S=200 \mathrm{~cm}^2$ chứa nước có khối lượng riêng $\mathrm{D}_0=1,00 \mathrm{~g} / \mathrm{cm}^3$. Thả vào bình một khối đặc, đồng chất, hình lập phương có cạnh $\mathrm{a}=4 \mathrm{~cm}$, khối lượng riêng là $\mathrm{D}_1=0,85 \mathrm{~g} / \mathrm{cm}^3$. Biết rằng khối đặc không bị thấm chất lỏng, mặt dưới của nó không chạm đáy bình, chất lỏng không bị tràn ra ngoài.
1. Khi khối đặc nằm cân bằng, tìm tỉ số giữa thể tích phần nổi và thể tích toàn phần của nó.
2. Người ta đổ vào bình một lượng dầu có khối lượng riêng $\mathrm{D}_2=0,80 \mathrm{~g} / \mathrm{cm}^3$ sao cho mặt thoáng của dầu ngang bằng mặt trên của khối đặc. Tìm khối lượng dầu cần rót vào.
3. Tiếp tục đổ từ từ thêm dầu vào bình thì vị trí cân bằng của khối đặc sẽ như thế nào, giải thích?
Câu 2. (2,0 điểm)
Cho một bình $A$ cách nhiệt, chứa nước đầy tới miệng bình ở nhiệt độ $\mathrm{t}_0=25^{\circ} \mathrm{C}$. Nếu thả vào trong bình $A$ một quả cầu kim loại $B$ đồng chất, đặc, đã được nung nóng tới nhiệt độ đó, nếu thả đồng thời hai quả cầu $B$ đã được nung nóng giống như trên vào bình thì sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là $\mathrm{t}_2=60^{\circ} \mathrm{C}$. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường bên ngoài, chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa quả cầu kim loại và nước còn lại trong bình. Cho khối lượng riêng của nước là $\mathrm{D}_0=1000 \mathrm{~kg} / \mathrm{m}^3$, khối lượng riêng của vật $B$ là $\mathrm{D}=4500 \mathrm{~kg} / \mathrm{m}^3$, nhiệt dung riêng của nước là $\mathrm{c}_0=4200 \mathrm{~J} / \mathrm{kg}$.K. Xác định nhiệt dung riêng của quả cầu $B$.

Read:   Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý Tỉnh Lâm Đồng - Năm học 2018 - 2019

Câu 3. (2,0 điểm)

Cho mạch điện nhu hình vẽ (Hinh I). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch $A B$ có giá trị các điện trở khác có giá trị $\mathrm{R}_2=5 \Omega, \mathrm{R}_6=15 \Omega$, $\mathrm{R}_1=\mathrm{R}_4=\mathrm{R}_5=\mathrm{R}_7=10 \Omega$. Biết vôn kế $\mathrm{V}$ có điện trở rất lớn và ampe kế $\mathrm{A}$ có điện trở không đáng kể, bỏ qua điện trở các dây nối.
1. Điều chỉnh cho biến trở có giá trị $\mathrm{R}_3=5 \Omega$.
Hinh 1
a. Phân tích sơ đồ mạch điện và tính điện trờ tương đương của đoạn mạch $A B$.
b. Tìm số chỉ của ampe kế và vôn kế.

2. Cho $\mathrm{R}_3$ thay đổi từ 0 đến $20 \Omega$. Tìm giá trị $\mathrm{R}_3$ để cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch $A B$ có giá trị nhỏ nhất.

Câu 4. (2,5 điểm)

Một vật sáng $\mathrm{AB}$ đặt vuông góc với trục chính và ở ngoài tiêu cự của một thấu kính hội ṭ̣ (A nằm trên trục chính), qua thấu kính cho ảnh $\mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime}$ ( $\mathrm{A}^{\prime}$ là ảnh của $\mathrm{A}$ ). Thấu kính có tiêu điểm chính vật là $\mathrm{F}$, tiêu điểm chính ảnh là $\mathrm{F}^{\prime}$, tiêu cự là $f$.
1. Vẽ hình thể hiện quá trình tạo ảnh. Đặt $x=F A, x^{\prime}=F^{\prime} A^{\prime}$, từ hình vẽ thiết lập mối liên hệ giữa $\mathrm{x}, \mathrm{x}^{\prime}$ và $f$.
2. Giữ nguyên thấu kính. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính $5 \mathrm{~cm}$ thì ành dịch chuyển ra xa thấu kính $10 \mathrm{~cm}$. Nếu dịch chuyển vật ra xa thấu kính $15 \mathrm{~cm}$ thì ảnh dịch chuyển lại gần thấu kính $5 \mathrm{~cm}$. Các ảnh này đều là ảnh thật. Vận dụng mối liên hệ giữa $\mathrm{x}$, $x^{\prime}$ và $f$ ở trên, tính tiêu cự $f$ của thấu kính.
3. Vật đang ở vị trí cách thấu kính một khoảng là $1,5 f$, muốn ảnh của vật dịch chuyển một đoạn $0,5 f$ ngược chiều truyền ánh sáng so với ảnh cũ, người ta giữ nguyên vật, dịch chuyển thấu kính. Hỏi phải dịch chuyển thấu kính theo chiều nào và dịch chuyển một đoạn bằng bao nhiêu?

Read:   File Word Đề thi Vào 10 Môn Lý Hà Nội – Năm học 2023 – 2024

Câu 5. (1,0 điểm)

Một đường dây điện thoại $\mathrm{AB}$ chiều dài $\mathrm{L}$ gồm hai sợi dây đơn song song, đồng chất, giống nhau và bọc cách điện. Sau một sự cố, dây bị rò điện ở một vị trí $C$, làm xuất hiện tại đó một đię̣n trở $R_0$ nối hai dây với nhau được
Hinh 2 mô tả như hình vẽ $(H i n h$ 2). Với một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi $U$ đã biết, một ampe kế có điện trở không đáng kể, có thể ngắt đường dây khỏi hệ thống cũng như đấu nối các sợi dây ở các đầu $\mathrm{A}, \mathrm{B}$ theo ý mình. Em hãy đề xuất một phương án để xác định vị trí rò điện C. Yêu cầu:
– Trình bày cơ sở lí thuyết và các công thức cần thiết.
– Trình bày các bước tiến hành.

Hình đại diện của người dùng

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *