Giải pháp khắc phục hội chứng Facebook và hệ lụy của nó ở lứa tuổi học sinh THCS
MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Facebook – một mạng xã hội đã thu hút hàng tỉ người tham gia, thực tế nó có sức hút mãnh liệt với bất cứ ai, đông nhất vẫn là tuổi trẻ, học sinh, sinh viên. Trải qua hơn một thập kỉ phát triển (từ năm 2004 đến nay), nó cũng bộc lộ không ít mặt trái, mặt tiêu cực. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề còn thả nổi, chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa được đưa vào giáo dục trong nhà trường, chưa được định hướng một cách tích cực và người tham gia có lẽ cũng chưa mấy ý thức nghiêm túc về nó. Những người nghiện Facebook đa số ở lứa tuổi học đường, lứa tuổi còn non nớt, thiếu sự từng trải, thiếu kinh nghiệm sống, ít hiểu biết, vì thế những hành động thiếu kiểm soát sẽ gây những hậu quả khó lường.
Tuy nhiên thực tế Facebook là 1 không gian học không tính phí, khả năng tương tác cao, dễ sử dụng và quan trọng nhất: phần lớn HS đều sử dụng facebook . Nếu biết cách ta hoàn toàn có thể sử dụng facebook trong học tập, cùng nhau làm sản phẩm báo cáo, đánh giá đồng đẳng. Năm học 2020 – 2021 Bộ giáo dục và đào tạo cho phép sử dụng điện thoại trong trường học vậy mà rất nhiều người chưa biết vai trò của nó cả học sinh và người lớn. Họ cho rằng đây chỉ là nơi bán hàng, giải trí, nhắn tin vô nghĩa mất thời gian. Sau buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học 2020 – 2021, chúng em bị cấm sử dụng điện thoại hay máy tính, cấm sử dụng facebook.
Trước thực trạng nhóm học sinh trường THCS Thịnh Đức chúng em quyết định thực hiện dự án nghiên cứu: “Giải pháp khắc phục hội chứng Facebook và hệ lụy của nó ở lứa tuổi học sinh THCS”. Đây là dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi. Trong khuôn khổ dự án nghiên cứu, chúng em mong muốn đem đến cho các bạn học sinh, thanh thiếu niên, cũng như các bậc phụ huynh, các thầy cô một cái nhìn khách quan, toàn diện về việc sử dụng Facebook trong giới trẻ, những lợi ích, tác hại của mạng xã hội Facebook đối với lứa tuổi học sinh THCS. Đặc biệt ở dự án này chúng em đề ra một số giải pháp cần thiết để việc sử dụng Facebook không còn là mối lo ngại với toàn xã hội như hiện nay.
2. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu suy nghĩ, nhìn nhận, thái độ của các bạn học sinh THCS và các bậc phụ huynh. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu ở các nhóm đối tượng :
+ Học sinh toàn trường và học sinh đang sử dụng facebook là đối tượng nghiên cứu chính của dự án. Tìm hiểu thái độ, suy nghĩ, nhìn nhận của các bạn học sinh về Facebook, phát hiện, thống kê được tình trạng của học sinh trong trường tham gia hay không tham gia sử dụng Facebook, làm căn cứ để xác định các giải pháp. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu.
+ Phụ huynh học sinh là đối tượng nghiên cứu phụ của dự án. Tìm hiểu thái độ, suy nghĩ, nhìn nhận của một số bậc phụ huynh trước tình trạng con cái mải mê với Facebook mà quên mất nhiệm vụ chính là học tập. Đây là căn cứ khách quan để biết quan điểm cũng như phản ứng của một số phụ huynh khi biết con họ tham gia sử dụng Facebook.
3. Phương pháp nghiên cứu:
– Bảng hỏi bằng phiếu khảo sát ở các nhóm đối tượng:
+ Phiếu khảo sát học sinh
+ Phiếu khảo sát phụ huynh
– Thu thập phiếu khảo sát, thống kê và rút ra kết luận.
– So sánh các kết quả khảo sát từ học sinh trong toàn trường, phụ huynh để đi đến kết quả chính xác nhất về suy nghĩ, nhìn nhận của học sinh và như phụ huynh trong nhà trường trước ảnh hưởng của Facebook. Từ đó kịp thời đưa ra những đánh giá về mức độ ảnh hưởng của Facebook tới học sinh trường THCS Thịnh Đức trong thời điểm hiện tại, xem xét các quan điểm trái chiều, quan điểm đồng nhất của các đối tượng, lấy đó làm cơ sở để hình thành các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại mà Facebook gây ra.
- Kết quả:
– Nhận xét về sức ảnh hưởng của facebook với học sinh trường THCS Thịnh Đức nói riêng và học sinh THCS nói chung.
– Rút ra kết luận về suy nghĩ chung của học sinh.
– Rút ra các suy nghĩ, mong muốn của phụ huynh.
– Rút ra các biện pháp làm giảm thiểu việc lạm dụng Facebook, nâng cao hiệu quả giáo dục về vấn đề này.
- Khả năng áp dụng:
– Học sinh THCS hiện nay rất nhanh nhạy, các bạn cũng đã biết ý thức đúng, sai, phụ huynh trẻ, năng động, quan tâm đến con em, thầy cô giáo sát sao, mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường luôn được đề cao. Vì vậy, việc khảo sát thực trạng và các giải pháp rút ra từ dự án sẽ không gặp khó khăn và hoàn toàn khả thi trong việc thực hiện.
– Dự án là vấn đề không mới với xã hội nhưng lại rất nhức nhối trong thời điểm hiện tại về sự sa sút trong học tập, tư tưởng tình cảm của giới trẻ nhất là những bạn học sinh, trong đó một lực lượng khá đông đảo là học sinh Trung học cơ sở. Trước ảnh hưởng của Facebook, khảo sát có thể giúp tháo gỡ việc xác định thực trạng dễ dàng, tìm được sự quan tâm, phối hợp giữa gia đình và nhà trường cùng tìm các giải pháp sẽ dễ dàng thực hiện với đối tượng là học sinh trong toàn trường, sau khi thu được kết quả có thể nhân rộng ra nhiều trường THCS.
- Hiệu quả kinh tế- xã hội:
– Dự án nghiên cứu sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn về tính hai mặt facebook, gạt bỏ cái nhìn xấu về facebook, học sinh nhận ra những tác hại khôn lường của Facebook nếu bản thân không biết điều tiết trước những cám dỗ dẫn đến ham mê quá mức.
– Dự án nghiên cứu sẽ nâng cao được nhận thức, hiểu biết và khả năng giáo dục của phụ huynh cũng như thầy cô giáo về Facebook. Từ đó, có tác động tích cực đến các bạn học sinh ở trường THCS, đặc biệt là các bạn học sinh ở trường THCS Thịnh Đức. Ở phạm vi rộng, dự án nghiên cứu góp phần thay đổi quan điểm của xã hội về facebook và ngăn chặn hiện tượng “ nghiện” Facebook trong xã hội hiện nay.
– Giúp cho mối quan hệ giữa gia đình- nhà trường- xã hội càng khăng khít, tăng hiệu quả khi giải quyết những vấn đề liên quan đến Facebook và cả những vấn đề nóng bỏng hàng ngày tác động lên các bạn học sinh. Đặc biệt, hướng tới những giải pháp giảm thiểu tình trạng nghiện Facebook, sử dụng mạng xã hội Facebook một cách thiếu hiểu biết trong lứa tuổi học sinh THCS như hiện nay.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, “một thế giới phẳng”, kỉ nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, con người nỗ lực không mệt mỏi để phát minh ra những sáng chế, những công cụ phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại. Trong đó, internet nói chung và các mạng xã hội nói riêng là những công cụ vô cùng tiện ích. Facebook (viết tắt là FB), một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn một số bậc tiền bối như: Myspace, Yahoo! Blog,…nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một mạng xã hội khổng lồ, số một thế giới, thu hút hàng tỉ người tham gia, lấn át các đối thủ – mạng xã hội khác. Chỉ thế thôi đã có thể thấy ma lực của nó, sự tiện ích cũng như ảnh hưởng của nó tới xã hội. Trải qua hơn một thập kỉ phát triển (từ năm 2004 đến nay), nó cũng bộc lộ không ít mặt trái, mặt tiêu cực. Đối tượng tham gia Facebook được qui định từ 13 tuổi trở lên, song thực tế nó có sức hút mãnh liệt với bất cứ ai, đông nhất vẫn là tuổi trẻ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề còn thả nổi, chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa được đưa vào giáo dục trong nhà trường, chưa được định hướng một cách tích cực và người tham gia có lẽ cũng chưa mấy ý thức nghiêm túc về nó.
Để trả lời cho các câu hỏi tại sao chúng ta – học sinh lại lựa chọn Facebook là nơi để chia sẻ, giao lưu, kết bạn? Học sinh sử dụng facebook như thế nào? Quỹ thời gian mà học sinh dành cho Facebook là bao nhiêu? Học sinh có biết được những lợi ích và tác hại của việc sử dụng facebook hay chưa?…
Thế nên cần định hướng cho các bạn học sinh nhận thức đúng đắn, khi sử dụng và sử dụng một cách có hiểu quả, biến Facebook trở thành phương tiện hữu ích. Chính vì vậy, chúng em chọn dự án nghiên cứu “ Giải pháp khắc phục hội chứngFacebook và hệ lụy của nó ở lứa tuổi học sinh THCS” nhằm giúp các bạn học sinh trường THCS Thịnh Đức nói riêng và các bạn học sinh nói chung biết, hiểu và nhận thức được những lợi ích và hệ luỵ khi sử dụng Facebook, qua đó đề xuất những biện pháp giúp cho các bạn sử dụng nó một cách hiệu quả. Hi vọng các bạn sẽ quan tâm và suy nghĩ, hành động một cách tích cực nhất.
1.2. Nội dung nghiên cứu
– Thực trạng việc sử dụng Facebook của học sinh hiện nay.
– Những lợi ích và hệ lụy của việc sử dụng Facebook.
– Đề ra giải pháp giúp các bạn học sinh sử dụng Facebook hiệu quả và ngăn chặn những tác hại của nó.
1.3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu thuộc hai nhóm:
+ Học sinh toàn trường THCS Thịnh Đức: đối tượng nghiên cứu chính của dự án. Tìm hiểu về việc sử dụng Facebook của các bạn học sinh, phát hiện mục đích, quan điểm của các bạn về lợi ích và tác hại khi sử dụng Facebook.Từ đó đề ra các giải pháp giúp các bạn sử dụng Facebook một cách hiệu quả, không trở thành “con nghiện” Facebook.
+ Phụ huynh học sinh trường THCS Thịnh Đức: đối tượng nghiên cứu phụ của dự án. Tìm hiểu thái độ, suy nghĩ, nhìn nhận của phụ huynh về facebook cũng như việc con cái mải mê với Facebook mà quên mất nhiệm vụ chính là học tập. Đây là căn cứ khách quan để biết quan điểm, phản ứng của phụ huynh khi biết (hoặc) cho con họ sử dụng Facebook.
– Phạm vi nghiên cứu : Trường THCS Thịnh Đức.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
– Giúp cho các bạn học sinh hiểu được những tiện ích mà Facebook mang lại, từ đó phát huy được những lợi ích đó trong học tập, làm việc và trong hoạt động xã hội.
– Biết được hệ lụy khi sử dụng Facebook không hợp lí, từ đó giúp các bạn nhận thức được mặt trái khi lạm dụng quá mức.
– Đề xuất các giải pháp nhằm giúp các bạn học sinh sử dụng Facebook một cách có hiệu quả và tích cực hơn.
1.5. Tính mới, tính sáng tạo của dự án
– Trong đề tài này chúng em tự nhận thấy đã đề cập đến một vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay: hội chứng nghiện facebook và những hệ lụy của nó đối với lứa tuổi học sinh THCS.
– Từ việc phân tích, điều tra, người viết đã đưa ra những thực trạng đáng báo động về hội chứng nghiện facebook trong lứa tuổi học sinh THCS, kéo theo đó là những hệ lụy đau lòng nghiện câu like dẫn tới không kiểm soát được bản thân: mắc bệnh trầm cảm; lối sống ảo; bạo lực học đường; những hành vi quá khích gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân, của người khác, hoặc phá hoại tài sản của cá nhân, của tập thể.
– Đặc biệt, tạo không gian học tập cộng tác cùng trao đổi làm các sản phẩm, nghiên cứu khoa học trên facebook …
Dựa vào kết quả điều tra khảo sát, chúng em đã đưa ra những giải pháp mới, tích cực và đồng bộ để giúp cho các bạn học sinh – những người tham gia Facebook, các phụ huynh và các đoàn thể xã hội có thể lựa chọn để ngăn chặn những tác hại từ Facebook, cũng như phát huy được lợi ích của nó.
Chúng em tin tưởng rằng, với tính mới, tính sáng tạo của đề tài, các bạn học sinh hoàn toàn có thể làm chủ bản thân, biến mạng xã hội Facebook thành công cụ có ích trong cuộc sống của mình, chứ không phải là nỗi ám ảnh của xã hội.
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
– Thu thập, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề…
1.6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
– Thiết kế câu hỏi trong phiếu khảo sát.
– Phát phiếu khảo sát về việc sử dụng Facebook của học sinh trường THCS Thịnh Đức; phiếu khảo sát việc hiểu biết về Facebook của phụ huynh trường THCS Thịnh Đức .
– Thu thập phiếu khảo sát, thống kê, phân tích xử lý số liệu và rút ra kết luận.
– Tạo các nhóm cộng tác học tập chia sẻ đến các bạn thu hút các bạn không lẵng phí thời gian trong lướt facebook vô nghĩa.
– So sánh các kết quả khảo sát từ học sinh trong toàn trường, phụ huynh. Từ đó đưa ra những đánh giá về mức độ sử dụng facebook của học sinh trường THCS Thịnh Đức trong thời điểm hiện tại, lấy đó làm cơ sở để hình thành các giải pháp nhằm giảm thiểu các hệ lụy do Facebook gây ra.
1.7.Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Từ ngày 5/9/2020 đến 15/ 11/2021.
+ 5/9/2020 – 11/9/2020, thành lập nhóm nghiên cứu, tìm và xây dựng ý tưởng.
+ 12/9/2020 – 17/9/2020, báo cáo ý tưởng, đặt tên dự án, lập kế hoạch nghiên cứu chi tiết.
+ 18/9/2020 – 25/9/2020, thu thập thông tin liên quan, trình bày nội dung tổng quan của dự án.
+ 26/9/2020 – 10/10/2020, hoàn thành đề cương chi tiết, thiết kế bảng hỏi- phiếu khảo sát.
+ 11/10/2020 – 18/10/2020, hoàn thành thiết kế bảng hỏi – phiếu khảo sát.
+ 19/10/2020 – 24/10/2020, tiến hành khảo sát các đối tượng.
+ 25/10/2020 – 5/11/2020, tổng hợp kết quả khảo sát, so sánh, kết luận, tìm giải pháp.
+ 6/11/2020 – 15/11/2020 tổng hợp, hoàn thành dự án nghiên cứu.
– Địa điểm: Tại trường THCS Thịnh Đức.
- TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
2.1. Mạng xã hội Facebook
2.1.1. Khái niệm: Facebook là một trang Website truy cập miễn phí do công ty Facebook Inc điều hành, là loại hình sở hữu tư nhân. Các thành viên trên Facebook được phép hoạt động trên nguyên tắc nhất định của hệ thống, mọi người đều có thể tham gia Facebook cũng như thành viên của các nhóm hoạt động như: nơi làm việc, trường học, gia đình…Nhằm giao lưu, học hỏi, chia sẻ trạng thái tâm lí của mình, đồng thời giải trí và giảm căng thẳng, mệt nhọc sau một ngày lao động dài.
Tên “Facebook” xuất xứ từ tên của một trang thông tin và hình ảnh của kí túc xá của trường đại học ở Mỹ, trên trang đó là những tấm ảnh của sinh viên khóa đầu vào trường đi kèm là tên tuổi của họ, mỗi kí túc xá có một Facebook riêng. Facebook như một cuốn sổ chứa bao gồm các hình ảnh kèm theo thông tin cơ bản của sinh viên.
2.1.2. Thực trạng của việc sử dụng mạng Facebook
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong cách sống, cách làm việc, giải trí của giới trẻ. Đó là trào lưu sử dụng mạng xã hội, phổ biến nhất hiện nay là Facebook. Có thể nói rằng, giới trẻ ngày nay “ăn Facebook, chơi Facebook, ngủ Facebook” và đáng báo động là thực trạng “sống – hướng tới tương lai qua Facebook”.
Facebook – một dịch vụ mạng xã hội truy cập miễn phí do Mark Zuckerberg sáng lập. Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ cũng như người dùng có thể cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè. Một đặc tính nổi bật nữa của Facebook chính là mọi người có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình. Chính những đặc điểm trên nên Facebook trở thành mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Ở Việt Nam, trung bình cứ 3 giây có một người dân Việt Nam đăng ký tài khoản Facebook, độ tuổi sử dụng mạng xã hội Facebook chủ yếu là từ 13 đến 24, chiếm 71%. Người sử dụng mạng xã hội Facebook không phân biệt lứa tuổi, nhưng nhiều nhất, thường xuyên nhất, và bị ảnh hưởng nhất là giới trẻ, trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh THCS và THPT.
(ảnh khảo sát)Tại trường THCS Thịnh Đức, qua khảo sát của chúng em trong tổng số ….. học sinh, kết quả …/…. học sinh (chiếm ….%) có sử dụng mạng xã hội.
Dựa vào số liệu thống kê trên, chúng em nhận định rằng, gần như toàn bộ học sinh trong trường đều tham gia các mạng xã hội khác nhau, trong đó phổ biến nhất là Facebook với …/… bạn học sinh sử dụng mạng xã hội, chiếm …% và phần lớn các bạn học sinh đã sử dụng Facebook được dưới 1 năm, đây cũng là thời gian trung bình một học sinh có thể biết và tìm hiểu về một mạng xã hội. Một điều thú vị là đa số các bạn cho rằng mình không “nghiện” mạng xã hội này mà vào Facebook chỉ là để kết nối bạn bè, cập nhật tin tức và chia sẻ hình ảnh. Thời gian trung bình các bạn bỏ ra để tương tác thông tin trên mạng là dưới 1 giờ (72,6% cho biết), tuy nhiên vẫn có những học sinh có thể bỏ ra trên 3 giờ để vào trang mạng xã hội này. Theo chúng em biết thì hiện nay trên Facebook xuất hiện nhiều trò chơi (game) trực tuyến khá hấp dẫn, thậm chí không giới hạn thời gian chơi. Vì thế, bản thân học sinh cũng thừa nhận, việc bỏ ra trên 3 giờ để “cày game” trên Facebook cũng là điều không quá xa lạ. Như vậy, Facebook đem lại rất nhiều tiện ích, nhất là sự kết nối thông tin và những ứng dụng giải trí thú vị (chơi game, nghe nhạc, xem phim…).
Việc sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng mạng xã hội là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người. Thanh thiếu niên Việt Nam nói chung và học sinh Trường THCS Thịnh Đức nói riêng đã ứng dụng rất tốt những tiện ích mà công nghệ mang lại, phục vụ cho cuộc sống học tập, giải trí, giao lưu, kết bạn, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, các bạn khẳng định được sự năng động, thể hiện được bản thân trước bạn bè, trước xã hội. Tuy nhiên sử dụng mạng xã hội Facebook không kiểm soát dẫn đến lợi bất cập hại. Không ít những trường hợp vì để thỏa mãn cái tôi cá nhân đã không ngừng tự đánh bóng bản thân với những điều phù phiếm, với những bức ảnh được chỉnh sửa kỹ lưỡng; không ít những bạn trẻ đã tự huyễn hoặc mình để được trở thành “hot boy”, “hot girl” trong mắt mọi người. Có những bạn lợi dụng mạng Facebook để “chém gió” ngày đêm về người khác, về gia đình, về trường lớp, về thầy cô, về bạn bè… với những lời nói chẳng mấy hay ho, thậm chí là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Chắc hẳn, trong chúng ta, ai cũng đã nghe nói hoặc đích thân đọc những bài báo về những vụ việc thương tâm của các bạn học sinh phải quyên sinh, hay trở nên trầm cảm… chỉ vì Facebook. Thực tế đáng buồn ấy đã và đang diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta, với những dòng “status”, những “comment”, những cái “like” vô tội vạ trên Facebook. Bạn ….. lớp 9… trường THCS Thịnh Đức chia sẻ: “ Thấy bạn bè chơi Facebook, mình cũng vào cho biết, bây giờ thì có lẽ mình nghiện mất rồi, không vào là cứ bứt rứt không yên, khi vào Facebook chỉ muốn được ngồi lì trước máy tính để tán gẫu, xem, đọc rồi like những page mình thích”. Cũng một trường hợp tương tự bạn ……. lớp 9…. cho biết : “Khi học bài thì hay buồn ngủ mà vào Facebook cả đêm lại thấy tỉnh táo như thường”. Như vậy, tất cả chúng ta đều có thể khẳng định được rằng nếu sử dụng đúng mục đích và ở chừng mực phù hợp, Facebook sẽ là công cụ hữu hiệu cho những công dân hiện đại ưa chuộng công nghệ. Tuy nhiên, khi bước vào thế giới của Facebook, rất nhiều người đã không cưỡng nổi sự lôi cuốn như mê hoặc của nó. Vào Facebook, vì thế thành một thói quen không thể từ bỏ, một hội chứng “nghiện”…“Nghiện” Face book: Thói quen nguy hiểm…
Lứa tuổi học sinh THCS vẫn còn rất non nớt và chưa đủ sự chín chắn để làm chủ bản thân; chưa đủ kinh nghiệm để vượt qua những lời nói, hành động gây tổn thương tinh thần của người khác, đặc biệt khi những hành động quái ác ấy diễn ra liên tục và phổ biến trên diện rộng. Những đứa trẻ ấy sẽ bị khốn quẫn trong suy nghĩ, không biết chia sẻ cùng ai, để rồi tìm đến những hành động khờ dại làm tổn thương bản thân, gia đình và người khác.
Chính vì vậy, chúng em thiết nghĩ, Facebook như là niềm vui nhỏ, là nơi lưu giữ hình ảnh và kỷ niệm của bản thân và bạn bè. Bản thân Facebook không có tội, có chăng là những người sử dụng nó sai mục đích, lợi dụng nó để làm những điều sai trái. Thực trạng đáng báo động ấy đã khiến tất cả chúng ta nên có những suy nghĩ và hành động thiết thực hơn, để định hướng cho các bạn giúp các bạn sử dụng mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng một cách hữu ích nhất. Mỗi cá nhân hãy xem Facebook là phương tiện để chúng ta chiếm lĩnh tri thức, cập nhật thông tin, lưu giữ kỷ niệm, liên lạc với người thân, bạn bè, và nó hãy là “nhật ký đóng” của chính bản thân chúng ta. Facebook có nhiều chế độ tùy chỉnh, nên bạn có thể công khai hay chia sẻ những gì bạn nghĩ đến một người, hay một nhóm người bạn muốn. Vấn đề này, xem ra đơn giản nhưng thực sự khó định hướng với lứa tuổi học sinh THCS còn bồng bột, suy nghĩ giản đơn, và đa phần hiếu thắng, muốn chứng tỏ bản thân. Vì thế, để giúp đỡ các bạn, xã hội, gia đình, thầy cô và những người trưởng thành hãy cùng vào cuộc. Tại trường THCS Thịnh Đức chúng em, BGH đã phối hợp cùng với các Ban ngành đoàn thể trong trường tổ chức Hội thảo “Thanh, thiếu niên với mạng xã hội”, qua đó lắng nghe những suy nghĩ, tâm tư của học sinh về việc sử dụng mạng xã hội hiện nay, những lợi ích Facebook mang lại cùng với những ảnh hưởng xấu của nó; sự thay đổi trong cuộc sống của học sinh trước và sau sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook… Các bạn đã chia sẻ rất nhiều và cũng nhận thức được sự nguy hiểm, tác động xấu của Facebook đối với chính bản thân các bạn.
2.2. Những lợi ích và hệ lụy của việc sử dụng Facebook.
2.2.1. Lợi ích của việc sử dụng Facebook
Bên cạnh các mạng xã hội Twitter, Google Plus, Tumblr,… thì facebook là một mạng xã hội đang có sức lan tỏa mạnh mẽ và là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với giới trẻ.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích to lớn mà facebook mang lại cho người dùng đặc biệt là các bạn học sinh THPT và THCS.
2.2.1.1. Facebook là nơi bạn có thể giới thiệu bản thân
Một trong những cách tốt nhất khi sử dụng mạng xã hội facebook là giới thiệu bản thân mình. Bạn có năng lực trong lĩnh vực nào? Bạn quan tâm đến những điều gì và bạn yêu thích gì? Việc giới thiệu sở thích cũng như thế mạnh của bản thân trên mạng xã hội sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội giao lưu với mọi người.
2.2.1.2. Bạn có thể học hỏi được nhiều kiến thức từ Facebook
Bạn có thể học hỏi được nhiều kiến thức trong nhiều lĩnh vực từ facebook. Tận dụng tất cả các thông tin và sử dụng nó phục vụ cho việc học tập của bản thân.
2.2.1.3. Facebook giúp cập nhật thông tin nhanh chóng
Sử dụng facebook giúp bạn cập nhật thông tin bạn bè và những điều đang xảy ra xung quanh mình. Việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm. Facebook cũng là một kênh tiếp nhận thông tin một cách hữu hiệu, vì sự phổ biến của facebook mà thông tin cũng được đưa lên một cách nhanh chóng hơn.
2.2.1.4. Facebook giúp bạn kết nối bạn bè
Trên ứng dụng Facebook ta dễ dàng làm quen với nhiều người. Với khả năng chát miễn phí và cũng không giới hạn thì đây là một công cụ giúp bạn có thể trò chuyện và tán gẫu một cách dễ dàng thuận tiện.
Khi giao tiếp trên Facebook, bạn có thể kết nối với bạn bè của mình và nhận được thông tin cập nhật về cuộc sống của họ. Bạn có thể giữ liên lạc với bạn bè của bạn ngay cả khi bạn không có thời gian gặp gỡ.
2.2.1.5. Facebook giúp bạn bày tỏ quan điểm
Nếu bạn khám phá được cách học nhanh, tiếp thu tốt , hãy chia sẻ với bạn bè. Bằng việc sử dụng mạng xã hội, bạn có thể chia sẻ tất cả mọi thứ, từ những thứ nhỏ nhất,… Nhiều người cho rằng, việc tham gia mạng xã hội sẽ tốn nhiều thời gian và vô bổ, tuy nhiên, nếu bạn sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý, nó sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích chứ không phải là sự phiền toái.
Chính vì thế, mà Facebook có sức hút mãnh liệt với mọi người, nhất là giới trẻ, khi mà nhu cầu giao tiếp, giao lưu, chia sẻ, khám phá, hiểu biết, trải nghiệm,… ở họ vô cùng lớn.
Tuy nhiên, Facebook cũng đã bộc lộ không ít mặt trái của nó.
2.2.1.6. Tạo không gian cộng tác học tập
Ảnh chụp cái này là cơ bản hs phải làm đc sản phẩm, lập nhóm chia sẻ công tác cùng làm các sản phâm học tập online. Ôn hsg
2.2.2. Những hệ lụy từ hội chứng Facebook
2.2.2.1. Facebook làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi các bạn dành một khoảng thời gian lớn vào Facebook cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ngồi một chỗ chăm chú vào màn hình máy tính, điện thoại… mắt các bạn sẽ phải hoạt động trên mức bình thường trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng khô mắt, giảm tầm nhìn. Ngoài ra không ít các bạn học sinh khi bị bố mẹ ngăn cấm không cho sử dụng Facebook, thường lén lút lên Facebbook vào những lúc đêm khuya, trùm chăn để tránh bị bố mẹ bắt gặp; khi ánh sáng không đủ mắt bạn cũng phải làm việc căng thẳng hơn dễ dẫn tới cận thị, giảm thị lực đáng kể. Tư thế ngồi không đúng, là nguyên nhân gây bệnh cong vẹo cột sống. Ngồi lâu còn dẫn tới lười vận động làm ảnh hưởng tới sự phát triển xương khớp làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Sử dụng điện thoại nhiều còn làm não ngừng sản xuất loại hoóc môn gây buồn ngủ dẫn đến sự rối loạn chu kỳ ngủ. Thức đêm nhiều gây suy nhược cơ thể, sức khỏe giảm sút, làm ảnh hưởng tới học tập….