Lời chú thích và một số dạng tập tin thường gặp khi làm việc với Latex
Các lời chú thích
Khi mà LATEX gặp một kí tự % thì nó sẽ bỏ qua phần còn lại của hàng đang được xử lý. Ngoài ra, các kí tự xuống hàng và các khoảng trắng ở đầu hàng tiếp theo sẽ được bỏ qua. Bạn có thể sử dụng kí tự này để thực hiện việc ghi chú vào tập tin soạn thảo mà không lo lắng việc in chúng ra cùng với bản in hoàn chỉnh. Ngoài ra, kí tự % còn có thể được sử dụng để chia các hàng dữ liệu nhập vào quá dài khi mà các kí tự khoảng trắng hay là xuống hàng không được phép xuất hiện. Với các lời bình dài, bạn có thể sử dụng môi trường được cung cấp bởi gói lstlisting là comment. Gói này được đưa vào sử dụng thông qua lệnh sau: \usepackage{lstlisting}.
Bạn cần chú ý rằng môi trường ghi chú này không làm việc trong những môi trường phức tạp như là các môi trường chứa các công thức toán học.
Một số dạng tập tin thường gặp
Khi làm việc với LATEX, có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy mình bị lạc giữa một mê cung các tập tin với các phần đuôi mở rộng khác nhau. Dưới đây là danh sách
liệt kê các kiểu tập tin mà bạn có thể gặp phải khi làm việc với TEX. Lưu ý rằng đây chỉ là một bảng tóm tắt các dạng tập tin thông dụng mà bạn có thể gặp trong khi làm việc với LATEX.
1) .tex Tập tin nhập liệu của LATEX hay TEX. Nó có thể được biên dịch với lệnh: latex.
2) .sty Gói lệnh thêm vào cho LATEX. Nó là một tập tin riêng lẽ và bạn có thể kết hợp nó vào tập tin tài liệu của bạn bằng cách sử dụng lệnh: \usepackage.
3) .dtx Tài liệu về TEX. Tập tin này là dạng được cung cấp với các tập tin định dạng. Nếu bạn dịch một tập tin .DTX thì bạn sẽ có được tài liệu về các tập lệnh trong gói chứa trong tập tin .DTX .
4) .ins Các tập tin cài đặt đi kèm với các tập tin có phần mở rộng là .DTX. Nếu bạn tải về một gói cộng thêm của LATEX từ trên mạng, thông thường thì bạn sẽ có được một tập tin .dtx và một tập tin .ins. Chạy LATEX đối với tập tin .ins sẽ được kết quả là tập tin .dtx .
5) .cls Tập tin lưu các lớp định nghĩa việc định dạng tài liệu của bản. Chúng được sử dụng bởi lệnh \documentclass.
6) .fd Tập tin mô tả font chữ giúp LATEX có thông tin về các font chữ mới.
7) .dvi Tập tin này mô tả dữ liệu độc lập với thiết bị. Nó chứa đựng kết quả chính của quá trình biên dịch của LATEX. Bạn có thể xem nội dung của nó bằng các chương trình xem tập tin DVI như YAP, dvips, . . . .
8) .log Lưu các thông tin chi tiết về quá trình biên dịch cuối cùng.
9) .toc Lưu tiêu đề của tất cả các mục. Nó sẽ được đọc trong lần biên dịch tiếp
theo và được sử dụng để tạo bảng mục lục.
10) .lof Tương tự như tập tin .toc nhưng nó lưu thông tin về danh sách các hình ảnh.
11) .lot Tương tự như hai tập tin trên nhưng nó lưu thông tin về các bảng trong tài liệu.
12) .aux Tập tin này chuyển các thông tin biên dịch từ tập tin này đến tập tin khác. Các tập tin .aux này sẽ được dùng để lưu thông tin về các tham chiếu chéo.
13) .idx Nếu tài liệu của bạn có trang về chỉ mục thì tập tin này sẽ lưu tất cả các từ khoá. Bạn có thể biện dịch tập tin này với lệnh: makeindex.
14) .ind Chứa thông tin đã được dịch từ tập tin .idx. Bạn có thể đính kèm tập tin này vào tài liệu của bạn cho lần biên dịch tiếp theo.
15) .ilg Tập tin này lưu trữ thông tin về những gì mà lệnh makeindex đã tiến hành.
Tiếp theo ta cùng tìm hiểu Soạn thảo một văn bản latex