Phiếu bài tập Toán 8 – Trang 113 – 122
Phiếu bài tập Toán 8 – Trang 113 – 122
a. $\frac{2-x}{x-4}$ tai $x=1$
b. $\frac{x-5}{2 x+7}$ tai $x=0$
c. $\frac{x^{2}-x-5}{x+8}$ tại $x=3$
Bài 4. Tính giá trị của phân thức:
a. $\frac{2-x}{x^{2}-4}$ tại $x=6$
b. $\frac{3-x}{x^{2}-6 x+9}$ tai $x=9$
c. $A=\frac{a-b}{a^{2}-2 a b+b^{2}}$ tai $a-b=10$
Bài 5. Chứng minh giá trị biểu thức sau không phụ thuộc vào biến:
a. $\frac{a^{2}-b^{2}}{(a+b)(2 a-2 b)}$
b. $\left(\frac{a-2}{a+2}-\frac{a+2}{a-2}\right): \frac{a}{a^{2}-4}$
Dạng 3: Bài toán rút gọn phân thức:
Bài 1. Cho biểu thức: $A=\left(\frac{x}{x^{2}-4}+\frac{1}{x+2}-\frac{2}{x-2}\right):\left(1-\frac{x}{x+2}\right)$ với $x \neq \pm 2$.
a. Rút gọn biểu thức,
b. Tìm các giá trị nguyên của x để A nhận giá trị nguyên.
Bài 2. Cho biểu thức: $A=\left(\frac{x}{x^{2}-4}+\frac{1}{x+2}-\frac{2}{x-2}\right):\left(1-\frac{x}{x-2}\right),(x \neq \pm 2)$.
a. Rút gọn A.
b. Tính giá trị của $\mathrm{A}$ khi $\mathrm{x}=-4$.
c. Tìm các giá trị nguyên của $\mathrm{x}$ để $\mathrm{A}$ có giá trị là số nguyên.
Bài 3. Cho hai biểu thức: $A=\frac{4}{x+1}-1$ và $B=\frac{9-x^{2}}{x^{2}+2 x+1}$ với $(x \neq \pm 3, x \neq-1)$.
a. Tính giá trị của biểu thức $\mathrm{A}$ khi $\mathrm{x}=1$.
b. Rút gọn biểu thức $\mathrm{P}=\frac{\mathrm{A}}{\mathrm{B}}$.
c. Tìm x nguyên để P nguyên.
Bài 4. Cho hai biểu thức: $A=\frac{4}{x+1}-1$ và $B=\frac{x^{2}-9}{x^{2}+2 x+1}$ với $(x \neq \pm 3, x \neq-1)$.
a. Tính giá trị của biểu thức $\mathrm{A}$ khi $\mathrm{x}=5$.
b. Rút gọn biểu thức $\mathrm{P}=\frac{\mathrm{A}}{\mathrm{B}}$. Bài 5. Cho hai biểu thức $A=\left(\frac{x}{x-2}-\frac{x+1}{x+2}\right): \frac{1}{x-2}$ và $B=\frac{x}{3 x+2}$ với $x \geq 0, x \neq 4$
a. Tính giá trị của biểu thức $\mathrm{B}$ khi $\mathrm{x}=10$
b. Rút gọn biểu thức $A$
\section{Dạng 4:}
Bài 1. Cho hình chữ nhật $A B C D$. Có $A B=\frac{x+1}{x-1}(\mathrm{~cm}) ; C D$ nhỏ hơn $A B 1 \mathrm{~cm}$. Viết công thức tính:
a. Diện tích hình chữ nhật $A B C D$.
b. Tính diện tích hình chữ nhật $A B C D$ khi $x=3$.
Bài 2. Một thửa ruộng hình bình hành. Có đáy $\frac{x+2}{x}(m)$; chiều cao $\frac{2 x-1}{x+1}(m)$. Viết công thức tính:
a. Diện tích thửa ruộng.
b. Tính diện tích thửa ruộng khi $x=1$.
Bài 3. Một đội máy xúc trên công trường đường Ngô Thì Nhậm nhận nhiệm vụ xúc $50000 m^{3}$ đất. Giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn nên máy làm việc với năng suất trung bình $x\left(\mathrm{~m}^{3} /\right.$ ngày) và đội đào được $5000 \mathrm{~m}^{3}$. Sau đó công việc ổn định hơn năng suất của máy tăng $100\left(\mathrm{~m}^{3} /\right.$ ngày).
Hãy biểu diễn :
– Thời gian xúc $5000 \mathrm{~m}^{3}$ đầu tiên.
– Thời gian làm nốt phần việc còn lại.
– Thời gian làm việc để hoàn thành công việc.
Bài 4. Trong một cuộc đua xe đạp, Bạn Tuấn phải hoàn thành đoạn đường 100km. Nửa đoạn đường đầu anh Nam đạp cùng một tốc độ. Nửa đoạn đường còn lại, bạn Tuấn đạp với tốc độ nhỏ hơn lúc đầu $5 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$.
a. Gọi x là tốc độ ở nửa đoạn đường đầu, hãy viết biểu thức thể hiện thời gian bạn Tuấn đi trong nửa đoạn đường đó.
b. Hãy viết biểu thức thể hiện thời gian bạn Tuấn đi nửa đoạn đường còn lại .
c. Hãy viết biểu thức thể hiện thời gian bạn Tuấn hoàn thành cả đoạn đường.
Bài 5. Một ca nô đi xuôi dòng từ $A$ đến $B$ dài $110 \mathrm{~km}$ rồi lại đi ngược dòng từ $B$ về $A$. Biết vận tốc dòng nước là $10 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$. Gọi $x(\mathrm{~km} / \mathrm{h})$ là vận tốc của ca nô. Viết phân thức biểu thị theo $\mathrm{x}$ :
a. Thời gian ca nô đi xuôi dòng từ $A$ đến $B$;
b. Thời gian ca nô đi ngược dòng từ $B$ về $A$;
c. Tỉ số giữa thời gian ngược dòng và xuôi dòng. PHIẾU 25 : ÔN TẬP PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN PHÀ̀N TRẮC NGHIẸM
Câu 1: Trong các phương trình sau phương trình nào không phải là phương trình bậc nhất?
A. $1+\mathrm{x}=0$
B. $1+2 y=0$
C. $-3 x+2=0$
D. $2 x+x^{2}=0$
Câu 2: Phương trình $3 x+1=7 x-11$ có nghiệm là
A. -3
B. 3
C. -1
D. $\frac{-12}{10}$
Câu 3: Nghiệm của phương trình $-2 x+14=0$ là
A. 7
B. -7
C. 12
D. -12
Câu 4: $x=2$ không là nghiệm của phương trình:
A. $12-6 x=x-2$
B. $12-6 x=0$
C. $12+6 x=0$
D. $3 x=5 x-4$
Câu 5: Nối mỗi phương trình sau với tập nghiệm của nó ?
\begin{tabular}{|c|c|}
\hline \multirow{2}{*}{ a) $5 x-2=0$} & B \\
\hline & 1) $S=\left\{\frac{-2}{9}\right.$ \\
\hline b) $5-3 x=6 x+7$ & 2) $S=\{3\}$ \\
\hline c) $-7 x+21=0$ & 3) $S=$ \\
\hline d) $5 x-2=1$ & 4) $S=$ \\
\hline
\end{tabular}
\section{Tiết 1.}
Bài 1: Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn ?
a) $x+2=0$;
b) $x-2 x^{2}=1$
c) $\frac{1}{5 x}+1=0$
d) $3 y=0$.
e) $1-3 y=0$;
f) $0 \cdot x-1=0$.
Bài 2: Chứng minh rằng các phương trình sau vô nghiệm.
a) $2(x+1)=3+2 x$
b) $2(1-1,5 x)=-3 x$
Bài 3: Chứng minh rằng các phương trình sau vô số nghiệm.
a) $5(x+2)=2(x+7)+3 x-4$
b) $(x+2)^{2}=x^{2}+2 x+2(x+2)$ Bài 4: Kiểm tra xem $x=3$ có là nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất sau không?
a) $-3 x+9=0$
b) $8 x-16=x-7$
c) $3 x-5=7-x$
Tiết 2:
Bài 1: Giải các phương trình sau:
a) $7 x-8=0$
b) $2 x+5=20-3 x$
c) $5 y+12=8 y+27$
d) $13-2 y=y-2$
e) $3+2,25 x+2,6=2 x+5+0,4 x$
Bài 2: Giải các phương trình sau sau
a) $4 x(2 x+3)-x(8 x-1)=5(x+2)$
b) $(3 x-5)(3 x+5)-x(9 x-1)=4$
Bài 3: Giải các phương trình sau
a) $\frac{5 x-4}{2}=\frac{16 x+1}{7}$
b) $\frac{12 x+5}{3}=\frac{2 x-7}{4}$
Bài 4: Giải phương trình:
a) $\frac{x-23}{24}+\frac{x-23}{25}=\frac{x-23}{26}+\frac{x-23}{27}$
b) $\left(\frac{x+2}{98}+1\right)+\left(\frac{x+3}{97}+1\right)=\left(\frac{x+4}{96}+1\right)+\left(\frac{x+5}{95}+1\right)$
c) $\frac{x+1}{2024}+\frac{x+2}{2023}=\frac{x+3}{2022}+\frac{x+4}{2021}$
\section{Tiết 3}
Bài 1: Xác định $m$ để phương trình sau nhận $x=-3$ làm nghiệm: $3 x+m=x-1$
Bài 2: Tìm giá trị của $m$ để phương trình: $4 m x+m^{2}+4=0$ nhận $x=-1$ làm nghiệm
Bài 3: Cho một mảng tường hình thang có diện tích 300m² . Nếu chiều cao là 20mvà chiều dài của một cạnh đáy lớn là $16 \mathrm{~m}$. Gọi $x$ là chiều dài cạnh đáy nhỏ.
Viết phương trình biểu thị diện tích mảng tường hình thang. Từ đó giải phương trình tìm $x$.
Bài 4: Cho : $M=(x-1)(x+2)-(x+1)(5 x-1)+4 x^{2}$
a) Rút gọn $M$
b) Tính giá trị của $M$ tại $x=-\frac{1}{2}$
c) Tìm $x$ để $M=0$
\section{BÀI TẬP GIAO VỀ NHÀ}
Bài 1. Giải các phương trình sau:
a) $2 x-4=0$;
b) $6-2 x=0$;
e) $\frac{2}{5} x+1=\frac{4}{5}$
c) $0,25 x-1=0$;
d) $4,9-0,7 x=0$
f) $-\frac{1}{2} x+2=\frac{5}{2} x-1$
h) $-\frac{1}{2}(2 x+1)+\frac{1}{2}=x-1$.
g) $3 x+2=2 x-3$
Bài 2: Tìm mđể phương trình sau nhận $x=4$ làm nghiệm: $5 x+m^{2}=6 x-3$
Bài 3. Để hoàn thành bài thi cho môn Kĩ năng sống, bạn Hà phải đi bộ mất 1 giờ, sau đó chạy 30 phút. Biết rằng vận tốc chạy gấp đôi vận tốc đi bộ và tổng quãng đường hoàn thành là $5 \mathrm{~km}$. Hãy viết phương trình thể hiện tổng quãng đường Hà đã hoàn thành với vận tốc đi bộ là $x(\mathrm{~km} / \mathrm{h})$.
Bài 4. Giải các phương trình sau:
a) $\frac{2(x-3)}{4}-\frac{1}{2}=\frac{6 x+9}{3}-2$;
b) $\frac{2(3 x+1)+1}{4}-5=\frac{2(3 x-1)}{5}-\frac{3 x+2}{10}$;
c) $\frac{x}{3}+\frac{x-2}{4}=0,5 x-2,5$;
d) $\frac{x-4}{3}-\frac{x-3}{4}=\frac{x-2}{5}-\frac{x-1}{6}$
Huớng dẫn: ý d thêm bớt 1 vào 2 vế của phương trình
$$
\begin{aligned}
& \frac{x-4}{3}-1-\frac{x-3}{4}+1=\frac{x-2}{5}-1-\frac{x-1}{6}+1 \\
& \left(\frac{x-4}{3}-1\right)-\left(\frac{x-3}{4}-1\right)=\left(\frac{x-2}{5}-1\right)-\left(\frac{x-1}{6}-1\right)
\end{aligned}
$$
\section{PHIẾU 26 : GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHỦƠNG TRÌNH}
Tiết 1.
\section{BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM ĐẦU GIỜ}
Câu 1: Số thứ nhất là $\mathrm{a}$, số thứ hai là 59; tổng của hai số bằng:
A. $\mathrm{a}-59$;
B. $a+59$;
C. $59 \mathrm{a} \quad$;
D. $a: 59$.
Câu 2: Vận tốc của một xe lửa là $\mathrm{y}(\mathrm{km} / \mathrm{h})$, quãng đường xe lửa đi được trong thời gian 5h15phút là:
A. $y+5,25$;
B. 5,15.y ;
C. $5,25 . y$;
D. $y: 5,25$.
Câu 3: Hình chữ nhật có chiều dài là $\mathrm{a}$, chiều rộng là $\mathrm{b}$. Diện tích của hình đó là:
A. $a+b$;
B. $(a+b) .2$;
C. $a-b$;
D. $a b$.
Câu 4: Tổng của hai số là 90 , số này gấp đôi số kia. Hai số cần tìm là:
A. 20 và 70
B. 30 và 60
C. 40 và 50
D. 10 và 80
Câu 5: Gọi $x(\mathrm{~km} / \mathrm{h})$ là vận tốc của canô thứ nhất. Canô thứ hai có vận tốc nhanh hơn Canô thứ nhất là $4(\mathrm{~km} / \mathrm{h})$. Khi đó vận tốc của canô thứ hai được biểu thị là (đơn vị $\mathrm{km} / \mathrm{h})$ :
A. $x-4$
B. $x .4$
C. $x+4$
D. $\frac{x}{4}$
Dạng 1: Tìm số có hai chữ số, ba chữ số.
Bài 1: Một số tự nhiên có hai chữ số, tổng các chữ số của nó là 16, nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau được một số lớn hơn số đã cho là 18 đơn vị. Tìm số đã cho.
Bài 2: Hiệu hai số là 12. Nếu chia số bé cho 7 và lớn cho 5 thì thương thứ nhất lớn hơn thương thứ hai là 4 đơn vị. Tìm hai số đó.
\section{Dạng 2: Toán chuyển động của một vật}
Bài 1: Một người đi xe đạp dự định đi từ $A$ đến $B$ trong $2 h$. Do đường khó đi nên người đi xe đạp đã đi với vận tốc bé hơn vận tốc dự định $5 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$ và đã đến $B$ muộn hơn dự định 1 giờ. Tìm vận tốc dự định?
Bài 2: Đường sông từ $A$ đến $B$ ngắn hơn đường bộ là $10 \mathrm{~km}$. $\mathrm{Ca}$ nô đi từ $\mathrm{A}$ đến $\mathrm{B}$ mất 2 giờ 20phút, ô tô đi hết 2 giờ. Vận tốc ca nô nhỏ hơn vận tốc ô tô là 17 km/h. Tính vận tốc của ô tô và ca nô. Tiết 2: Một tàu thủy chạy trên một khúc sông $A B$. Thời gian đi xuôi dòng từ $A$ đến $B$ là 3 giờ 20 phút, thời gian ngược dòng từ $\mathrm{B}$ về $\mathrm{A}$ là 5 giờ. Tính vận tốc của tàu thủy khi nước yên lặng? Biết rằng vận tốc dòng nước là $4 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$.
Bài 4: Một ôtô dự định đi từ Lạng Sơn đến Hà Nội trong 4 giờ. Nhưng khi đi vì thấy đường thoáng và dễ đi ôtô đã tăng vận tốc thêm $10 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$, nên đã về Hà Nội sớm hơn dự định 48 phút. Tính vận tốc dự định của ôtô?
Bài 5: Hai Ô tô cùng khởi hành từ hai bến cách nhau $175 \mathrm{~km}$ để gặp nhau. Xe thứ nhất đi sớm hơn xe thứ hai là Igiờ 30 phút với vận tốc $30 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$. Vận tốc của xe thứ hai là $35 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$. Hỏi sau mấy giờ hai xe gặp nhau?
\section{Dạng 3: Toán làm chung, làm riêng, năng suất.}
Bài 1: Hai đội công nhân cùng sửa một con đường hết 24 ngày. Mỗi ngày, phần việc làm của đội I bằng $\frac{3}{2}$ phần việc của đội II làm được. Hỏi nếu làm một mình thì mỗi đội sẽ sửa xong con đường trong bao nhiêu lâu?
\section{Tiết 3:}
Bài 2: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể không chứa nước sau 6 giờ sẽ đầy bể. Hỏi mỗi vòi chảy một mình trong bao lâu thì đầy bể? Biết mỗi giờ, vòi thứ nhất chảy một mình bằng $\frac{2}{3}$ vòi thứ hai.
Bài 3: Hai tổ công nhân cần làm xong 240sản phẩm trong 6 ngày. Mỗi ngày, tổ 1 làm được ít hơn tổ hai 10 sản phẩm. Hỏi mỗi tổ làm được bao nhiêu sản phẩm?
Bài 4. Số công nhân của hai xí nghiệp trước kia tỉ lệ với 3 và 4 . Nay xí nghiệp 1 thêm 40 công nhân, xí nghiệp 2 thêm 80 công nhân. Do đó số công nhân hiện nay của hai xí nghiệp tỉ lệ với 8 và 11. Tính số công nhân của mỗi xí nghiệp hiện nay..
\section{Dạng 4: Toán có nội dung hình học}
Bài 1: Chu vi một khu vườn hình chữ nhật bằng 60m, hiệu độ dài của chiều dài và chiều rộng là 20m. Tìm độ dài các cạnh của hình chữ nhật.
Bài 2: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài bằng 3 lần chiều rộng. Nếu tăng mỗi cạnh thêm $5 \mathrm{~m}$ thì diện tích khu vườn tăng thêm $385 \mathrm{~m}^{2}$. Tính độ dài các cạnh của khu vườn.
\section{BÀI TẬP GIAO VỀ NHÀ}
Bài 1: Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng tổng hai chữ số là 10 và nếu viết số đó theo thứ tự ngược lại thì được một số mới nhỏ hơn số đó là 36.
Bài 2. Lúc 6 giờ một ô tô khởi hành từ $\mathrm{A}$. Lúc 7 giờ 30 phút, ô tô II cũng khởi hành từ $A$ với vận tốc lớn hơn vận tốc ô tô $\mathrm{I}$ là $20 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$ và gặp ô tô $\mathrm{I}$ lúc 10 giờ 30 phút. Tính vận tốc của mỗi ô tô.
Bài 3. Hai người cùng khởi hành một lúc từ $\mathrm{A}$ đến $\mathrm{B}$, đường dài $60 \mathrm{~km}$. Vận tốc người I là $12 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$, vận tốc người II là $15 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$. Hỏi sau lúc khởi hành bao lâu thì người $\mathrm{I}$ cách $\mathrm{B}$ một quãng đường gấp đôi khoảng cách từ người $\mathrm{II}$ đến $\mathrm{B}$.
Bài 4. Hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì sau 2 giờ bể đầy. Mỗi giờ lượng nước vòi I chảy được bằng $\frac{3}{2}$ lượng nước chảy được của vòi II. Hỏi mỗi vòi chảy riêng thì trong bao lâu đầy bể?
Bài 5: Một nông dân có một mảnh ruộng hình vuông. Ông ta khai hoang mở rộng thêm thành một mảnh ruộng hình chữ nhật, một bề thêm $8 \mathrm{~m}$, một bề thêm $12 \mathrm{~m}$. Diện tích mảnh ruộng hình chữ nhật hơn diện tích mảnh ruộng hình vuông $3136 \mathrm{~m}^{2}$. Hỏi độ dài cạnh của mảnh ruộng hình vuông ban đầu bằng bao nhiêu? PHIẾU 27: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ BẬC NHẤT CÂU HỎI TRẮC NGHIẸM
Câu 1: Điểm nào dưới đây thuộc đồ thị hàm số $y=-5 x+3$ ?
A. $M(2 ; 13)$
B. $\mathrm{N}(2 ;-7)$
C. $P(-2 ;-7)$
D. $\mathrm{Q}(1 ; 8)$
Câu 2: Hàm số nào dưới đây là hàm số bậc nhất?
A. $y=7$
B. $y=0 x+5$
C. $y=3 x^{2}-1$
D. $y=\frac{1}{2} x-4$
Câu 3: Hàm số $y=-6 x+1$ có hệ số góc bằng?
A. 1
B. 6
C. -6
D. -1
Câu 4: Đường thẳng $\mathrm{y}=4 \mathrm{x}+1$ cắt đường thẳng nào dưới đây?
A. $y=4 x$
B. $y=1+4 x$
C. $y=5 x+1$
D. $y=\frac{1}{2}(8 x+2)$
Câu 5: Hàm số có đồ thị song song với đường thẳng $\mathrm{y}=4 \mathrm{x}-5$ và đi qua điểm $\mathrm{A}(1 ;-2)$ là:
A. $y=4 x$
B. $y=4 x-6$
C. $y=-4 x+2$
D. $y=5 x-7$
\section{TIẾT 1:}
Bài 1: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Tìm hệ số $\mathrm{a}, \mathrm{b}$ của hàm số bậc nhất đó?
a) $y=3 x-2$
b) $y=3 x^{2}-1$
c) $y=0 x+5$
d) $y=-2 \cdot(x+5)-4$
e) $y=\frac{1+x}{2}$
Bài 2: Cho hàm số $y=f(x)=5 x-1$. Tính $f(-1) ; f(3) ; f(0) ; f\left(\frac{1}{5}\right)$.
Bài 3: Cho hàm số $\mathrm{y}=\mathrm{ax}+5$.
a.Tìm a biết khi $\mathrm{x}=1$ thì $\mathrm{y}=1$.
b.Với giá trị của a tìm được hãy hoàn thành bảng sau:
\begin{tabular}{|c|c|c|c|c|c|}
\hline$x$ & -2 & -1 & 0 & $?$ & $?$ \\
\hline$y$ & $?$ & $?$ & $?$ & 3 & -7 \\
\hline
\end{tabular}
Bài 4: Hiện tại, bạn An đã để dành được 200000 đồng. An dự định mua một chiếc xe đạp trị giá 1500000 đồng. Để thực hiện được điều trên, An đã lên kế hoạch hàng ngày đều tiết kiệm 5000 đồng. Gọi $y$ (đồng) là số tiền mà An tiết kiệm được sau $t$ (ngày).
a. Viết công thức biểu thị $y$ theo $t$. Hỏi $y$ có phải là hàm số bậc nhất của $t$ hay không?
b. Hỏi sau bao nhiêu ngày kể từ ngày bắt đầu tiết kiệm thì An có thể mua được chiếc xe đạp đó?
\section{TIẾT 2:}
Bài 1: Vẽ đồ thị hàm số sau:
a) $y=2 x-3$
b) $y=-x+4$
c) $y=-\frac{5}{2} \cdot x$
Bài 2: Cho hàm số $y=-2 x+4$ và $y=3 x-1$
a. Vẽ đồ thị hai hàm số trên cùng hệ trục tọa độ.
b. Xác định tọa độ giao điểm của chúng?
Bài 3: Cho hàm số $\mathrm{y}=\mathrm{ax}-1$.
a. Tìm a biết đồ thị hàm số đi qua điểm $\mathrm{M}(-1 ;-4)$.
b. Vẽ đồ thị hàm số với giá trị a vừa tìm được.
\section{TIÊT 3:}
Bài 1: Tìm hàm số bậc nhất có:
a. Hệ số góc là 6 và có đồ thị là đường thẳng đi qua điểm (1; 1$)$.
b. Hệ số góc là -2 và có đồ thị là đường thẳng cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng $\frac{7}{2}$.
Bài 2: Tìm giá trị của $\mathrm{m}$ để đường thẳng $\mathrm{y}=(\mathrm{m}-2) \mathrm{x}-5(\mathrm{~m} \neq 2)$ :
a. Song song với đường thẳng $y=3 x-4$ ?
b. Cắt đường thẳng $y=-2 x+9$ ?
Bài 3: Hãy chỉ ra các cặp đường thẳng song song và các cặp đường thẳng cắt nhau trong các đường thẳng sau:
a) $y=3 x-2$
b) $y=-2 x+5$
c) $y=-2 x-3$
d) $y=3 x+6$
Link tải ở comment
Tiếp theo: Phiếu bài tập Toán 8 – Trang 123 – 132
Trang 113 – 122: https://docs.google.com/document/d/1RswP25xm6ze9TJWkUwZqPJ1-VtFtENVz/edit?usp=sharing&ouid=100034030417692727555&rtpof=true&sd=true