Phiếu bài tập Toán 8 – Trang 163 – 176
Phiếu bài tập Toán 8 – Trang 163 – 176
Câu 11: Cho tứ giác $A B C D$. Gọi $E, F, G, H$ lần lượt là trung điểm của $A B, B C, C D, D A$ . Các đường chéo $A C, B D$ của tứ giác $A B C D$ phải có điều kiện gì thì $E F G H$ là hình thoi?
A. $A C=B D$
B. $A C \perp B D$
C. $A B=D C$
D. $A B / / D C$
Câu 12: Cho $\triangle A B C$. Trên các cạnh $A B$ và $A C$ lần lượt lấy hai điểm $D$ và $E$ sao cho $B D=C E$. Gọi $M, N, P, Q$ thứ tự là trung điểm của $B E, C D, D E, B C$. Chọn câu đúng nhất.
A. PQ vuông góc với $M N$
$\mathrm{B}$. Tứ giác $\mathrm{PMQN}$ là hình thoi
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 13: Cho hình vẽ sau, chọn câu sai

A. $\frac{b^{\prime}}{b}=\frac{a^{\prime}}{a}$
B. $\frac{b^{\prime}}{a}=\frac{a^{\prime}}{b}$
C. $\frac{a^{\prime}}{b^{\prime}}=\frac{a^{\prime}+a}{b^{\prime}+b}$
D. $\frac{a}{a^{\prime}}=\frac{b}{b^{\prime}}=\frac{a+b}{a^{\prime}+b^{\prime}}$
Câu 14: Tìm giá trị của $x$ trên hình vẽ

A. $x=3$
B. $x=2,5$
C. $x=1$
D. $x=3,5$ Câu 15: Hãy chọn câu sai. Cho hình vẽ với $A B<A C$ :

A. $\frac{A D}{A B}=\frac{A E}{A C} \Rightarrow D E / / B C$
B. $\frac{A D}{B D}=\frac{A E}{A C} \Rightarrow D E / / B C$
C. $\frac{A B}{A D}=\frac{A C}{E C} \Rightarrow D E / / B C$
D. $\frac{A D}{D E}=\frac{A E}{E D} \Rightarrow D E / / B C$
Câu 16: Cho $\triangle A B C$, các đường trung tuyến $B D$ và $C E$ cắt nhau ở $G . G o ̣ i ~ I, K$ theo thứ tự là trung điểm của GB, GC . Tính $\mathrm{EI}, \mathrm{DK}$ biết $\mathrm{AG}=4 \mathrm{~cm}$.
A. $I E=D K=3 \mathrm{~cm}$
B. $I E=3 \mathrm{~cm} ; D K=2 \mathrm{~cm}$
C. $I E=D K=2 \mathrm{~cm}$
D. $I E=1 \mathrm{~cm} ; D K=2 \mathrm{~cm}$
Câu 17: Cho $\triangle \mathrm{ABC}$ có chu vi 80 . Gọi $\mathrm{E}, \mathrm{F}, \mathrm{P}$ là trung điểm của các cạnh $A B, B C, A C$. Chu vi của $\triangle E F P$ là:
A. $40 \mathrm{~cm}$
B. $20 \mathrm{~cm}$
C. $45 \mathrm{~cm}$
D. $50 \mathrm{~cm}$
Câu 18: Hãy chọn câu đúng. Tỉ số $x$ và $y$ của các đoạn thẳng trong hình vẽ, biết rằng các số trên hình cùng đơn vị đo là $\mathrm{cm}$.
A. $\frac{7}{15}$
B. $\frac{1}{7}$
C. $\frac{15}{7}$
D. $\frac{1}{15}$

Câu 19: Cho $\triangle A B C$. Gọi $H, K$ lần lượt là trung điểm của $A C, B C, H K=3,5 \mathrm{~cm}$. Độ dài $A B=$ ?
A. $3,5 \mathrm{~cm}$
B. $7 \mathrm{~cm}$
C. $10 \mathrm{~cm}$
D. $15 \mathrm{~cm}$
Câu 20: Cho $\triangle A B C$, đường trung tuyến $A M$. Tia phân giác của $\widehat{A M B}$ cắt $A B$ ở $D$, tia phân giác của $\widehat{A M C}$ cắt $A C$ ở $E$. Gọi I là giao điểm của $A M$ và $D E$. Tính độ dài $D E$, biết $B C=30 \mathrm{~cm}, A M=10 \mathrm{~cm}$.
A. $9 \mathrm{~cm}$
B. $6 \mathrm{~cm}$
C. $20 \mathrm{~cm}$
D. $12 \mathrm{~cm}$
\section{Bài tập về nhà.}
Bài 1. a) Cho tứ giác $A B C D$, biết rằng $\frac{\hat{A}}{1}=\frac{\hat{B}}{2}=\frac{\hat{C}}{3}=\frac{\hat{D}}{4}$. Tính các góc của tứ giác $A B C D$.
b) Cho tứ giác $A B C D$, biết rằng $\frac{\hat{A}}{2}=\frac{\hat{B}}{3}=\frac{\hat{C}}{5}=\frac{\hat{D}}{2}$. Tính các góc của tứ giác $A B C D$.
c) Cho tứ giác $M N P Q$, biết rằng $\frac{\widehat{M}}{2}=\frac{\widehat{N}}{4}=\frac{\widehat{P}}{3}=\frac{\widehat{Q}}{3}$. Tính các góc của tứ giác $A B C D$.
Bài 2:

a) Cho biết hình thang $A B C D$ là hình thang gì?
b) Tính $\widehat{A}, \widehat{B}$.
Bài 3. Cho hình bình hành $M N P Q$, lấy $A, B, C, D$ lần lượt là trung điểm của $M N, N P, P Q, Q M$. Chứng minh $A B C D$ là hình bình hành.
Bài 4. Tính diện tích hình bình hành $A B C D$ có đường chéo $A C \perp A D$, biết $A C=4 \mathrm{~cm}, A D=3 \mathrm{~cm}$.
Bài 5: Cho hình hình hành $\mathrm{CDEF}$. Lấy điểm $\mathrm{I}$ sao cho $\mathrm{D}$ là trung điểm của $\mathrm{Cl}$, lấy điểm $\mathrm{K}$ sao cho $\mathrm{E}$ là trung điểm của $\mathrm{FK}$. Chứng minh rằng:
a) Hai tứ giác CIKF , CDKE là những hình bình hành.
b) Các trung điểm của ba đoạn thẳng $\mathrm{CK}, \mathrm{FI}, \mathrm{DE}$ trùng nhau.
Bài 6: Hình thoi $A B C D$ có $M, N, P, Q$ lần lượt là trung điểm của các cạnh $A B, B C$, CD , DA . Chứng minh MNPQ là hình chữ nhật.
Bài 7: Hình chữ nhật MNPQ có $\mathrm{G}, \mathrm{H}, \mathrm{I}, \mathrm{K}$ lần lượt là trung điểm của các cạnh $\mathrm{MN}$, NP , PQ , QM . Chứng minh GHIK là hình thoi. Bài 8: Cho hình chữ nhật $E F G H$ có chu vi bằng $20 \mathrm{~cm}$. Gọi $\mathrm{K}$ là trung điểm của $\mathrm{EF}$. Biết rằng $\mathrm{KE} \perp \mathrm{KF}$. Tính độ dài các cạnh của hình chữ nhật $\mathrm{EFGH}$.
Bài 9: Cho hình bình hành MNPQ . Lấy điểm I trên tia $M N$ sao cho $M I=2 M N$.
a) Tứ giác NIPQ có phải là hình bình hành không? Tại sao?
b) Khi $\triangle M N Q$ vuông cân tại $M$, hãy tính số đo các góc của tứ giác NIPQ .
Bài 10: Để đo khoảng cách hai điểm $B$ và $C$ bị chắn bởi 1 cái hố sâu, người ta thực hiện đo như hình. Biết khoảng cách giữa hai điểm $\mathrm{D}$ và $\mathrm{E}$ đo được là $53 \mathrm{~m}$, Hỏi $\mathrm{B}$ và C cách nhau bao nhiêu m.

Bài 11: Cho $\triangle A B C$ cân tại $C$ có $A B=3 \mathrm{~cm}, A C=5 \mathrm{~cm}$. Đường phân giác $A D$ cắt đường trung tuyến CM tại I .
a) Tính tỉ số $\frac{I C}{I M}$.
b) Tính tỉ số $\frac{C D}{C B}$.
Bài 12: Cho $\triangle D E F$ vuông tại $D$. Gọi $M, N, P$ lần lượt là trung điểm của $D E, E F, D F$.
a) Chứng minh rằng $\mathrm{DN}=\mathrm{MP}$
b) Gọi I là trung điểm của $\mathrm{MN}$. Chứng minh rằng ba điểm $\mathrm{E}, \mathrm{I}, \mathrm{P}$ thẳng hàng
Bài 13: Cho $\triangle A B C$, các đường trung tuyến $B D$ và $C E$ cắt nhau tại $G$. Gọi $I, K$ lần lượt là trung điểm của GB,GC . Chứng minh tứ giác EDKI là hình bình hành.
Bài 14: Cho $\triangle A B C$, Điểm I thuộc cạnh $A B$, điểm $K$ thuộc cạnh $A C$. Kẻ IM song song với $B K(M \in A C)$, kẻ $K N$ song song với $C I(N \in A B)$. Chứng minh $M N / / B C$. Tiết 1.
\section{PHIÉ U 38: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – PHẦN SỐ HọC}
Bài 1. Thực hiện phép tính
a) $\frac{x-4}{7}+\frac{6 x+4}{7}$.
b) $\frac{x+1}{x-2}+\frac{x-10}{x-2}+\frac{x+3}{x-2}$.
c) $\frac{x+1}{2 x-2}+\frac{-2 x}{x^{2}-1}$.
d) $\frac{2}{x+1}+\frac{-4}{1-x}+\frac{5 x+1}{1-x^{2}}$.
e) $\frac{2 x-1}{x-1}-\frac{x-2}{x-1}$
f) $\frac{2(2 x y-1)}{3 x^{2} y^{2}}-\frac{x y-2}{3 x^{2} y^{2}}$.
g) $\frac{x^{3}-1}{x^{2}-x}-\frac{x^{3}+1}{x^{2}+x}$
\section{Bài 2. Thực hiện phép tính}
a) $\frac{6 x}{15 y^{3}} \cdot\left(-\frac{5 y^{2}}{3 x^{2}}\right)$.
b) $\frac{x+1}{x-2} \cdot \frac{x^{2}-4}{(x+1)^{2}}$.
c) $\frac{x^{2}}{x+1} \cdot \frac{2 x-5}{x-1}+\frac{x^{2}}{x+1} \cdot \frac{6-x}{x-1}$.
d) $\frac{x^{2}-3 x+2}{x^{2}-5 x+6} \cdot \frac{x^{2}-x-6}{x^{2}-2 x+1}$.
e) $\frac{1-x^{2}}{x^{2}-2 x}: \frac{x+1}{x}$.
f) $\frac{x^{3}-1}{x+2}:\left(x^{2}+x+1\right)$.
Bài 3. Cho biểu thức:
$$
P=\frac{x^{2}}{x+1}+\frac{2(x-1)}{x}+\frac{x+2}{x^{2}+x} \text { với } x \neq 0 ; x \neq-1 \text {. }
$$
a) Rút gọn biểu thức $P$;
b) Tính giá trị biểu thức $\mathrm{P}$ tại $\mathrm{x}=1$
Bài 4. Cho biểu thức:
$$
A=\left(\frac{4}{x-2}-\frac{3}{x+2}\right): \frac{x+14}{x^{2}} \text { Với } x \neq 0, x \neq \pm 2
$$
a) Rút gọn $A$
b) Tính giá trị biểu thức $\mathrm{A}$ khi $\mathrm{x}=-3$
Tiết 2:
Bài 1: Một số tự nhiên có hai chữ số, tổng các chữ số của nó là 16, nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau được một số lớn hơn số đã cho là 18 đơn vị. Tìm số đã cho.
Bài 2: Hiệu hai số là 12 . Nếu chia số bé cho 7 và lớn cho 5 thì thương thứ nhất lớn hơn thương thứ hai là 4 đơn vị. Tìm hai số đó.
Bài 3. Cho hàm số $y=a x+2(a \neq 0)$
a) Xác định hệ số $a$, biết đồ thị hàm số đi qua điểm $A(1 ; 5)$
b) Vẽ đồ thị hàm số đã cho với a vừa tìm được ở câu a
Bài 4. Cho hai hàm số bậc nhất $y=m x-7(m \neq 0)$ và $y=(2 m-1) x+3\left(m \neq \frac{1}{2}\right)$. Tìm các giá trị của $\mathrm{m}$ để đồ thị của hai hàm số là:
a) Hai đường thẳng song song với nhau.
b) Hai đường thẳng cắt nhau.
\section{Tiết 3:}
Bài 1. Gieo ngẫu nhiên xúc xắc cân đối một lần. Xét biến cố A: “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 2”. Tính xác suất của biến cố.
Bài 2. Tung hai đồng xu cân đối một số lần ta được kết quả như sau:
\begin{tabular}{|c|c|c|c|}
\hline Biến cố & Hai đồng sấp & $\begin{array}{c}\text { Một đồng sấp, một } \\
\text { đồng ngửa }\end{array}$ & Hai đồng ngửa \\
\hline Số lần & 22 & 20 & 8 \\
\hline
\end{tabular}
Tính xác suất của biến cố A: “Một đồng sấp, một đồng ngửa”
Bài 3. Trong trò chơi “Xúc xắc may mắn” ở mỗi ván chơi, người chơi gieo đồng thời hai con xúc xắc và ghi lại tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắn. Một người chơi 80 ván và ghi lại kết quả trong bảng sau:
\begin{tabular}{|l|c|c|c|c|c|c|c|c|c|c|c|}
\hline Tổng số chấm & 2 & 3 & 4 & 5 & 6 & 7 & 8 & 9 & 10 & 11 & 12 \\
\hline Số ván & 2 & 5 & 6 & 8 & 11 & 14 & 12 & 9 & 6 & 4 & 3 \\
\hline
\end{tabular}
a) Giả sử người chơi thắng nếu tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là 5 hoặc 7. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố $\mathrm{E}$ : “Người chơi thắng trong một ván chơi”
b) Giả sử người chơi thắng nếu tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc từ 10 trở lên. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố $\mathrm{F}$ : “Người chơi thắng trong một ván chơi”
\section{Phiếu trắc nghiệm}
Câu 1. Gieo một con xúc xắc 6 mặt một số lần ta được kết quả như sau:
\begin{tabular}{|c|c|c|c|c|c|c|}
\hline Mặt & 1 chấm & 2 chấm & 3 chấm & 4 chấm & 5 chấm & 6 chấm \\
\hline Số lần & 8 & 7 & 3 & 12 & 10 & 10 \\
\hline
\end{tabular}
Hãy tính xác suất của biến cố “gieo được mặt có số lẻ chấm” trong 50 lần gieo trên.
A. $\frac{21}{10}$.
B. $\frac{11}{25}$.
C. $\frac{21}{50}$.
D. $\frac{29}{50}$. Câu 2. Một hộp có 10 lá thăm có kích thước giống nhau và được đánh số từ 1 đến 10. Lấy ngẫu nhiên 1 lá thăm từ hộp. Tính xác suất của biến cố “Lấy được là thăm ghi số 9”.
A. 0 .
B. $\frac{9}{10}$.
C. 1 .
D. $\frac{1}{10}$.
Câu 3. Trước trận chung kết bóng đá World Cup năm 2010 giữa hai đội Hà Lan và Tây Ban Nha, để dự đoán kết quả người ta bỏ cùng loại thức ăn vào hai hộp giống nhau, một hộp có gắn cờ Hà Lan, một hộp gần cờ Tây Ban Nha và cho Paul chọn hộp thức ăn. Người ta cho rằng nếu Paul chọn hộp gắn cờ nước nào thì đội bóng của nước đó thắng. Paul chọn ngẫu nhiên một hộp. Tính xác suất để Paul dự đoán đội Tây Ban Nha thắng.
A. $\frac{3}{10}$.
B. $\frac{1}{2}$.
C. $\frac{7}{10}$.
D. $\frac{9}{10}$.
Câu 4. Đội múa có 1 bạn nam và 5 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên 1 bạn để phỏng vấn. Biết mỗi bạn đều có khả năng được chọn. Tính xác suất của biến cố “Bạn được chọn là nam”.
A. $\frac{1}{6}$.
B. 1.
C. $\frac{1}{5}$.
D. $\frac{5}{6}$.
Câu 5. Chọn ngẫu nhiên một số trong bốn số 11,12,13,14. Tính xác suất để chọn được số chia hết cho 6.
A. $\frac{1}{4}$.
B. 12 .
C. $\frac{1}{3}$.
D. $\frac{1}{5}$.
\section{BÀI TẬP GIAO VỀ NHÀ}
Bài 1. Thực hiện phép tính
a) $\frac{11 x-4}{x-1}+\frac{10 x+4}{2-2 x}$.
b) $\frac{1}{x+2}+\frac{5}{2 x^{2}+3 x-2}$.
c) $\frac{x}{x-1}-\frac{1}{x^{2}-x}$.
d) $\frac{1}{x y-y^{2}}-\frac{1}{x^{2}-x y}$.
e) $\frac{3 x+9}{x^{2}-4}: \frac{x+3}{x-2}$
f) $\frac{5 x^{2}+10 x y}{x^{2}+2 x y+4 y^{2}}: \frac{x+2 y}{x^{3}-8 y^{3}}$.
g) $\frac{18 x^{2} y^{2}}{15 z} \cdot \frac{5 z^{3}}{9 x^{3} y^{2}}$.
h) $\frac{5 x+5 y}{4 x-4 y} \cdot \frac{6 x-6 y}{25 x+25 y}$.
Bài 2. Cho $\mathrm{K}=\left(\frac{\mathrm{x}+1}{\mathrm{x}-1}-\frac{\mathrm{x}-1}{\mathrm{x}+1}+\frac{\mathrm{x}^{2}-4 \mathrm{x}-1}{\mathrm{x}^{2}-1}\right) \cdot \frac{\mathrm{x}+2003}{\mathrm{x}}$ Với $\mathrm{x} \neq 0, \mathrm{x} \neq 1, \mathrm{x} \neq-1$
a) Rút gọn $K$.
b) Tính giá trị của $\mathrm{K}$ khi $\mathrm{x}=3$ Bài 3. Cho một số tự nhiên có hai chữ số, chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục và nếu xen thêm chữ số 2 vào giữa hai chữ số ấy thì được số mới lớn hơn số ban đầu là 200. Tìm số đó.
Bài 4. Cho hàm số $y=(m+1) x-3(m \neq-1)$
a) Xác định hệ số $a$, biết đồ thị hàm số đi qua điểm $A(1 ; 1)$
b) Vẽ đồ thị hàm số đã cho với a vừa tìm được ở câu a
c) Tìm hệ số $\mathrm{a}$ để đồ thị hàm số đã cho song song với đường thẳng $\mathrm{y}=3 \mathrm{x}+7$
Bài 5 . Trong hộp có một số bút xanh, một số bút vàng và một số bút đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu gì rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 40 lần ta được kết quả như sau:
\begin{tabular}{|c|c|c|c|}
\hline Màu bút & Xanh & Vàng & Đỏ \\
\hline Số lần & 14 & 10 & 16 \\
\hline
\end{tabular}
Tính xác suất của biến cố không lấy ra được bút màu vàng? Tiết 1.
\section{PHIÉ U 39 : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Hình)}
Bài 1: Bài 1: Tính $x$ trong các trường hợp sau.
a)

Bài 2: Cho hình thang $A B C D(A B \| C D)$. Gọi trung điểm của các đường chéo $A C$ và $\mathrm{BD}$ lần lượt là $\mathrm{M}, \mathrm{N}$. Chứng minh rằng $\mathrm{MN}, \mathrm{AB}$ và $\mathrm{CD}$ song song với nhau.
Bài 3: Tính $x$ trong hình và làm tròn kết quả đến hàng phần mười.

a)

c)

\section{Tiết 2:}
Bài 1: Hai tam giác mà các cạnh có độ dài như sau có đồng dạng với nhau không? Vì sao?
a) $6 \mathrm{~cm}, 9 \mathrm{~cm}, 12 \mathrm{cmvà} 24 \mathrm{~cm}, 18 \mathrm{~cm}, 12 \mathrm{~cm}$;
b) $\triangle \mathrm{ABC}$ và $\triangle \mathrm{DEF}$ có $\frac{\mathrm{AB}}{3}=\frac{\mathrm{AC}}{4}=\frac{\mathrm{BC}}{5}$ và $\frac{\mathrm{DE}}{6}=\frac{\mathrm{DF}}{8}=\frac{\mathrm{EF}}{9}$.
Bài 2: Cho tam giác $A B C$ vuông tại $A$ có $A B=6 \mathrm{~cm}, A C=8 \mathrm{~cm}$. Trên cạnh $A C$ lấy $D$ sao cho $A D=4,5 \mathrm{~cm}$. Chứng minh
a) $\triangle \mathrm{ABC} \cos \triangle \mathrm{AB}$;
b) $\widehat{\mathrm{ABC}}=\widehat{\mathrm{ADB}}$.
Bài 3: Cho $\widehat{x O y}$, trên tia Ox lấy các điểm $A, C$, trên tia Oy lấy các điểm $B, D$. Chứng minh $\triangle \mathrm{AOD} \operatorname{\triangle BOC}$ biết rằng
a) $\frac{O A}{O D}=\frac{O B}{O C}$
b) $\mathrm{OA} \cdot \mathrm{OC}=\mathrm{OB} \cdot \mathrm{OD}$.
Tiết 3:
Bài 1: Cho hình thang $A B C D(A B \| C D)$ có $\widehat{D A B}=\widehat{D B C}$. Tính độ dài cạnh $B D$ biết $A B=4 \mathrm{~cm}, D C=9 \mathrm{~cm}$.
Hình bài 2
Hình bài 3

Bài 2: Cho hình chóp tam giác đều $S . A B C$ với kích thước như hình vẽ.
a) Tính chu vi tam giác $A B C$.
b) Cho biết độ dài trung đoạn hình chóp S.ABC .
c) Tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều S.ABC .
Bài 3: Cho hình chóp tứ giác đều $S . A B C D$ với kích thước như hình vẽ.
a) Tính chu vi đáy $A B C D$.
b) Cho biết độ dài trung đoạn hình chóp $S . A B C D$.
c) Tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều S.ABCD .
\section{Bài tập trắc nghiệm}
Bài 1. Cho hình vẽ dưới đây. Khẳng định nào sau đây đúng

A. $\frac{A B}{E C}=\frac{A D}{A E} \Rightarrow D E / / B C$.
B. $\frac{A C}{A B}=\frac{A E}{B D} \Rightarrow D E / / B C$.
C. $\frac{\mathrm{BA}}{\mathrm{AD}}=\frac{\mathrm{CA}}{\mathrm{CE}} \Rightarrow \mathrm{DE} / / \mathrm{BC}$.
D. $A B \cdot A E=A D \cdot A C \Rightarrow D E / / B C$.
Bài 2. Cho hình vẽ dưới đây $D E / / B C$. Tính độ dài $A D$.

A. $A D=4$.
B. $A D=6,4$.
C. $A D=4,995$.
D. $A D=5,25$.
Bài 3. Quan sát hình vẽ dưới dây. Biết $A I=2,1 \mathrm{~m} ; \mathrm{IB}=1,4 \mathrm{~m} ; \mathrm{AC}=1,5 \mathrm{~m}$. Hãy tính chiều cao $\mathrm{AH}$ của cái cây.

A. $1,5 \mathrm{~m}$.
B. $2,5 \mathrm{~m}$.
C. $3,5 \mathrm{~m}$.
D. $4,5 \mathrm{~m}$.
Bài 4. Một ngôi nhà có thiết kế như hình vẽ và có các số đo như sau: $A D=1,5 \mathrm{~m}$; $\mathrm{DE}=2,5 \mathrm{~m} ; \mathrm{BF}=\mathrm{GC}=1 \mathrm{~m} ; \mathrm{FG}=5,5 \mathrm{~m} ; \mathrm{ED} / / \mathrm{BC}$. Chiều dài mái nhà bên là

A. $1,8 \mathrm{~m}$.
B. $3,3 \mathrm{~m}$.
C. $3 \mathrm{~m}$.
D. $2,5 \mathrm{~m}$.
Bài 5. Một cuốn lịch để bàn có hình dạng là một hình chóp tam giác đều có các mặt là các tam giác đều có cạnh bằng $20 \mathrm{~cm}$. Chiều cao (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) của cuốn lịch là

A. $10 \mathrm{~cm}$.
B. $14,14 \mathrm{~cm}$.
C. $12,91 \mathrm{~cm}$.
D. $16,33 \mathrm{~cm}$.
Bài 6. Một chậu cây cảnh mini có hình dạng là một hình chóp tứ giác đều có chiều cao bằng $35 \mathrm{~cm}$, cạnh đáy bằng $24 \mathrm{~cm}$. Độ dài trung đoạn của chậu cây cảnh là

A. $37 \mathrm{~cm}$.
B. $73 \mathrm{~cm}$.
C. $27 \mathrm{~cm}$.
D. $57 \mathrm{~cm}$.
\section{Bài tập về nhà.}
Bài 1. Người ta tiến hành đo đạc các yếu tố cần thiết để tính chiều rộng của một khúc sông mà không cần phải sang bờ bên kia sông (hình vẽ bên). Biết $\mathrm{BB}^{\prime}=20 \mathrm{~m}$, $B C=30 \mathrm{~m}$ và $B^{\prime} C=40 \mathrm{~m}$. Tính độ rộng $x$ của khúc sông.

\section{Bài 2.}
Người ta dùng máy ảnh để chụp một người có chiều cao $\mathrm{AB}=1,5 \mathrm{~m}$ (như hình vẽ). Sau khi rửa phim thấy ảnh CD cao $4 \mathrm{~cm}$. Biết khoảng cách từ phim đến vật kính của máy ảnh lúc chụp là $\mathrm{ED}=6 \mathrm{~cm}$. Hỏi người đó đứng cách vật kính máy ảnh một đoạn BE bao nhiêu cm ?
Bài 3. Tìm x trong các hình bên dưới .


Hinh a

$A B / / D E$
Hinh $b$

Hinh $c$
\section{Bài 4.}
a) Tìm x trong hình vẽ sau .

b) Giữa hai điểm $\mathrm{B}$ và $\mathrm{C}$ bị ngăn cách bởi hồ nước (như hình dưới). Hãy xác định độ dài $\mathrm{BC}$ mà không cần phải bơi qua hồ. Biết rằng đoạn thẳng $\mathrm{KI}$ dài $30 \mathrm{~m}$ và $\mathrm{K}$ là trung điểm của $A B, I$ là trung điểm của $A C$.

Hết
Link tải sẽ chia sẻ ở comment
Bạn nào sau khi tải hết về các file này thì có thể đổi công thức trong Word (Equation Office) sang MathType cho chuyên nghiệp, phần trắc nghiệm mỗi đáp án có trên 1 dòng nên hơi dài, hãy gom tất cả trắc nghiệm thành 1 file và gửi mình làm đẹp cho nhanh
Trang 173 – 176: https://docs.google.com/document/d/1zKjNeVgvh_Tns2ojJE92YDSCW081n8V7/edit?usp=sharing&ouid=100034030417692727555&rtpof=true&sd=true
Trang 163 – 172: https://docs.google.com/document/d/1VHSJUuUwArq8Xk0GwOAwdA5-4Q_QqhL0/edit?usp=sharing&ouid=100034030417692727555&rtpof=true&sd=true