Tìm hiểu cấu trúc chính của 1 file TEX

Thông thường, một file LATEX gồm 3 phần chính:

1. Phần xác định lớp tài liệu và các tùy chọn của lớp đó;
2. Phần gọi các gói lệnh;
3. Phần soạn thảo.

3.1.1. Lớp tài liệu

Thông tin đầu tiên mà LATEX cần biết khi xử lý một tập tin dữ liệu vào là lớp tài liệu (documentclass) mà người soạn thảo muốn tạo ra. Lệnh để khai báo như sau:

\documentclass[ tuỳ chọn ] { lớp tài liệu}

Ở đây, lớp cho biết kiểu tài liệu cần biên soạn. LATEX còn cho phép thêm vào các gói mở rộng nhằm hỗ trợ cho việc tạo ra các kiểu tài liệu khác như: thư từ, các trang trình diễn, . . .

Tham số tuỳ chọn sẽ tuỳ biến định dạng của các kiểu tài liệu. Các tham số trong mục tuỳ chọn phải được cách nhau bởi dấu phẩy.

Ví dụ: một tập tin nguồn của LATEX có thể được bắt đầu với

\documentclass[11 pt , twoside , a4paper ] { a r t i c l e }

Lệnh này sẽ báo cho LATEX biết rằng bạn cần tạo một tài liệu kiểu bài báo, cỡ chữ hiển thị với cỡ (size) 11 pt, được in hai mặt trên khổ giấy A4. Bảng sau liệt kê một số lớp và tùy chọn hay dùng.

article, report, book, standalone, beamer

Kiểu bài báo, báo cáo, sách, hiển thị nội dung ngắn và trình chiếu

Read:   Kĩ thuật tô màu trong Scratch - Tô màu hình chữ nhật, đa giác

10pt, 11pt, 12pt

Chỉnh kích thước font chữ trong cả tài liệu. Nếu không có tuỳ chọn nào được thiết lập thì cỡ chữ
mặc đinh được chọn là 10pt.

a4paper, a5paper, . . .

Xác định cỡ giấy. Cỡ giấy mặc định là letter. Ngoài ra, còn có các kiểu giấy khác như: a5paper, b5paper, executivepaper và legalpaper.

fleqn

Các công thức được hiển thị ở bên trái thay vì ở chính giữa.

leqno

Đánh số các công thức ở bên trái thay vì ở bên phải.

titlepage notitlepage

Xác định việc tạo một trang trắng ngay sau tựa đề của tài liệu hay không. Theo mặc định, lớp article không bắt đầu một trang trắng ngay sau phần tựa đề. Đối với lớp report và book thì ngược lại.

onecolumn, twocolumn

Tài liệu được chia làm 1 hay 2 cột.

twoside, oneside

Xác định xem tài liệu sẽ được xuất ra để in hai hay một mặt. Lớp article và report được thiết lập là các tài liệu một mặt. Ngược lại, lớp book là dạng tài liệu hai mặt. Những tuỳ chọn này chỉ nhằm xác định dạng thức của tài liệu mà
thôi. Tuỳ chọn twoside sẽ không thực hiện việc in tài liệu ra dạng hai mặt.

landscape

Thay đổi cách trình bày từ kiểu trang dọc sang trang ngang.

openright, openany

Các chương sẽ bắt đầu ở các trang bên tay phải hay ở trang trống kế tiếp. Tuỳ chọn này không làm việc đối với lớp article bởi vì đối với lớp này thì không có khái niệm về chương. Theo mặc định, lớp report sẽ bắt đầu các chương ở trong kế tiếp và lớp book bắt đầu các chương ở trang phía tay phải.

Read:   Tìm BCNN (a,b) trong Pascal

3.1.2. Khai báo các gói lệnh

Trong quá trình soạn thảo tài liệu, bạn sẽ nhận thấy rằng có một số công việc mà LATEX không thể giải quyết được. Ví dụ, chỉ với LATEX thì bạn không thể kết hợp các hình ảnh vào tài liệu được, hay đơn giản hơn là bạn không thể đưa đủ màu sắc vào tài liệu. Khi này, để có thể mở rộng chức năng của LATEX, bạn sẽ cần thêm vào một số công cụ bổ sung (chúng được gọi là các gói). Để sử dụng các gói bổ sung này, ta cần phải sử dụng lệnh

\usepackage[tuỳ chọn]{tên gói}.

Tuỳ chọn là một danh sách các từ khoá nhằm kích hoạt các tính năng của gói.

Ví dụ lệnh

\usepackage[utf8]{vietnam}

được gọi khi soạn thảo tiếng Việt với bảng mã unicode.

3.1.3. Phần soạn thảo

Đây là nội dung soạn thảo chính của một file TEX. Nó được biên soạn trong khối lệnh

\begin { document }
Nội dung soạn thảo.
\end{ document }

Ví dụ: một file TEX sau soạn thảo và biên dịch được tiếng Việt. Kết quả hiển thị như Hình 1.3.1

\documentclass[12 pt , a4paper ] { a r t i c l e }
\usepackage[ utf 8]{ vietnam }
\begin { document }
Xin chào các bạn!
\end{ document }
Hình 1.3.1. File TEX đơn giản và kết quả

Bây giờ ta tìm hiểu tiếp Các tập tin nhập liệu của LATEX

Hình đại diện của người dùng

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *