Tư liệu giáo án Tin 8 KNTT – Chủ đề 2 – Bài 2. Thông tin trong môi trường số

THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG số

Sau bài học này em sẽ:
• Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí hiệu quả.
• Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được ví dụ minh hoạ.
Hoạtđộng 1 Ảnh in và ảnh số
Trong tập ảnh cũ, Khoa thấy bức ảnh ruộng bậc thang. Để chia sẻ ảnh với An mà
không cần phải đến nhà bạn, Khoa đã dùng điện thoại thông minh chụp lại bức ảnh và gửi cho An qua thư điện tử. Em hãy cho biết:
1. An có thể nhận được ảnh băng cách nào?
2. Sau khi An nhận được ảnh, Khoa có bị mất bức ảnh gốc không?
3. An có thể lưu trữ ảnh vào những thiết bị nào?
Hình 2.1. Bức ành dược chụp lại và gửi qua mạng
1. THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG số

Trong Hoạt động 1, bằng thao tác chụp lại bức ảnh, Khoa đà tạo ra một bức ảnh số. Khác với bức ảnh trên giấy, bức ảnh số được tạo ra không tốn vật liệu và khi Khoa gửi cho An, Khoa không bị mất đi bức ảnh đó.

Read:   Tư liệu giáo án Tin 8 KNTT – Chủ đề 4 – Bài 6: Sắp xếp và lọc dữ liệu

Thông tin được mã hoá thành dãy bit, được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,… để có thể lan truyền, trao đổi trong môi trường kĩ thuật số còn được gọi ngắn gọn là thông tin số

Thông tin số có thể được truy cập từ xa thông qua kết nối Internet. Chẳng hạn, khi được Khoa chia sẻ, An có thể vào hộp thư điện tử của mình để nhận ảnh mà không cần nhận trực tiếp từ Khoa như nhận bức ảnh in trên giấy. An có thể lưu ảnh về máy tính hoặc điện thoại của mình và chình sửa băng phần mềm ứng dụng rồi tiếp tục chia sẻ cho người khác

Thông tin số dễ dàng được nhân bản và chia sẻ. Thông tin số còn có thể được lan truyền tự động do nhiều thiết bị được đồng bộ với nhau. Điều đó khiến cho em khó biết được thiết bị nào đã nhận được thông tin hoặc thông tin sẽ lan rộng đến mức nào. Thông tin số khó bị xoá bỏ hoàn toàn.

Thông tin số có những đặc điểm chính sau:

  • Thông tin số dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xoá bỏ hoàn toàn.
  • Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép.

Hoạt động 2 Thông tin số 

Khoa gửi cho An bức ảnh ruộng bậc thang qua thư điện tử. Nhận được, An chỉnh sửa lại ảnh cho đẹp hơn và sử dụng nó làm nền cho ảnh của mình rồi đưa lên trang cá nhân trên mạng xã hội. Em hãy cho biết:

  1. Máy chủ của dịch vụ thư điện tử có lưu trữ bức ảnh Khoa gửi không?
  2. Những ai có thể xem được bức ảnh An đưa lên mạng xã hội?
  3. An có thể gửi ảnh sau khi chình sửa cho Khoa hoặc các bạn khác được không?
Read:   Tư liệu giáo án Tin 8 KNTT – Chủ đề 4 – Bài 5. Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế

b) Thông tin só trong xã hội

Khi bức ảnh đã được chia sẻ qua một ứng dụng, ví dụ thư điện tử, mạng xã hội, nó sẽ được ứng dụng đó lưu trữ lại và cho phép một số người được tiếp cận hay tiếp tục chia sẻ. Thông tin số có thể được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều cá nhân, tổ chức và được cấp quyền truy cập khác nhau.

Không phải mọi thông tin trên mạng đều chân thực. An có thể lấy bức ảnh ruộng bậc thang nhận được làm nền cho ảnh của mình, nhưng không có nghĩa là An đà tới Yên Bái, nơi có ruộng bậc thang. Thông tin số dễ dàng được chình sửa và lại tiếp tục được lan truyền trên mạng. Thông tin số có độ tin cậy rất khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc và mục tiêu thông tin.

 Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân.
Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số.
Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ.
Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau.
Thông tin số cần được quản lí, khai thác an toàn và có trách nhiệm.
Em hãy chọn phương án ghép đúng:
Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,
A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.
B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.
c. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.
2. THÔNG TIN ĐÁNG TIN CẬY

Read:   Tư liệu giáo án Tin 8 KNTT – Chủ đề 3 – Bài 4. Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số
Hình đại diện của người dùng

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *