Tư liệu soạn giáo án Toán 8 CTST – Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu
Tư liệu soạn giáo án Toán 8 CTST – Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu
Lựa chọn biểu đồ thich hợp để biểu diễn dữ liệu sẽ giúp chúng ta phát hiện ra các quy luật nhằm giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Em đã biết nhửng cách nào để thu thập dữ liệu?
THU THẬP DỮ LIỆU
Bạn Tủ đã tìm hiểu về năm quốc gia có số huy chương vàng cao nhất ở SEA Games 31 từ bảng thống kê sau:
(Nguồn: https://seagames2021.com)
a) Em hãy giúp bạn Tú tìm thông tin đề hoàn thiện biểu đồ sau vào vở:
Thống kê số huy chương vàng ở SEA Games 31
b) Theo em, bạn Tú đã dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau để thu thập dữ liệu?
STT | Tên phương pháp |
1 | Quan sát trực tiếp |
2 | Làm thí nghiệm |
3 | Lập phiếu thăm dò |
4 | Thu thập từ những nguồn có sẵn như sách, báo, Internet |
Nhận xét: Có nhiều cách để thu thập dữ liệu như: thu thập từ các nguồn có sẵn, phỏng vấn, lập phiếu câu hỏi, quan sát, làm thí nghiệm, …. Chúng ta cần tìm phương pháp phù hợp với lĩnh vực, mục đích cần thu thập.
Ví dụ 1.
Dữ liệu về | Phương pháp có thể sử dụng |
Địa lí, Lịch sử | Thu thập từ nguồn có sẵn |
Thực tiễn (môi trường, tài chính, y tế, giá cả thị trương) | Phóng vấn, lập phiếu hỏi, thu thập từ nguồn cón, Internet |
Mức độ hài lòng của công dân | Quan sát, phỏng vấn, lập phiếu khảo sát |
Thực hành 1. Em hãy đề xuất phương pháp thu thập dữ liệu cho các vấn đề sau:
a) Sản lượng gạo và cà phê xuất khầu của Việt Nam trong bốn năm gần nhất.
b) Ý kiến của học sinh khối 8 về chất lượng bữa ăn bán trú.
Vận dụng 1. Sử dụng phương pháp thích hợp để thu thập dữ liệu và lập bảng thống kê dân số các tinh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Vận dụng 2. Em hãy đề xuất phương pháp thu thập dữ liệu và lí giải về việc lấy ý kiến học sinh lớp em đối với các tiết mục văn nghệ dự thi “Giai điệu tuổi hồng” của lớp.
PHÂN LOẠI DỮ LIỆU THEO CÁC TIÊU CHÍ
Thông tin về 5 bạn học sinh trong câu lạc bộ cầu lông của trường Trung học cơ sở Quang Trung tham gia giải đấu của tỉnh được cho bởi bảng thổng kê sau:
Họ và tên | Khối | Chiều cao $\left( \mathbf{cm} \right)$ | Giới tính | Kĩ thuật phát cấu | Số nội dung thi dấu |
Trần Văn Long | 9 | 165 | Nam | Tốt | 3 |
Nguyễn Trí Tín | 8 | 162 | Nam | Khá | 2 |
Lê Thị Thọ | 8 | 168 | Nữ | Tốt | 2 |
Nguyễn Thị Thuý | 7 | 160 | Nữ | Khá | 1 |
Lý Thành Anh | 6 | 140 | Nam | Trung bình | 2 |
a) Phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa trên hai tiêu chí định tính và định lượng.
b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?
c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là số đếm?
Dũ liệu định tính được chia thành hai loại:
Dũ liệu định danh là dữ liệu thể hiện cách gọi tên. Ví dụ: giới tính, màu sắc, nơi ở, nơi $\text{sinh},\ldots $
Dữ liệu biểu thị thứ bậc là dữ liệu thể hiện sự hơn kém. Ví dụ: mức độ hài lòng, trình độ tay nghề, khối lớp, …
Dữ liệu định lượng nhận giá trị thực và được chia thành hai loại:
Loại rời rạc là dữ liệu chỉ nhận hữu hạn giá trị hoặc biểu thị số đếm. Ví dụ: cỡ giày, số học sinh, số ngày công, số vật nuôi, …
Loại liên tục là dữ liệu có thể nhận mọi giá trị trong một khoảng nào đó. Ví dụ: chiều dài, khối lượng, thu nhập, thời gian,…
Ví dụ 2. Cho các loại dữ liệu sau đây:
Môn thể thao yêu thich của một số bạn học $\text{sinh}$ lớp $8\text{C}$ : bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, …
Chiều cao (tính theo $\text{cm}$ ) của một số bạn học sinh lớp $8\text{C}:152,7;148,5;160,2;\ldots $
Xếp loại học tập của một số bạn học sinh lớp $8\text{C}$ : tốt, chưa đạt, đạt, khá, …
Điểm kiểm tra môn Toán của một số bạn học sinh lớp $8\text{C}:5;10;8;4;\ldots $
Trình độ tay nghề của các công nhân trong phân xưởng A gồm các bậc: $1;2;3;4;5;6;7$.
a) Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên.
b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?
c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là rời rạc? Vì sao?
Giải
a) Môn thể thao yêu thích và xếp loại học tập là các dữ liệu định tính.
Chiều cao, điểm kiểm tra môn Toán và trình độ tay nghề là các dữ liệu định lượng.
b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, chỉ dữ liệu xếp loại học tập có thể so sánh hơn kém.
c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được thì điểm kiểm tra môn Toán của học sinh là rời rạc vì nó chỉ nhận hữu hạn giá trị.
Thực hành 2. Cho các loại dữ liệu sau đây:
Danh sách một số loại trái cây: cam, xoài, mít, …
Khối lượng (tính theo $\text{g}$ ) của một số trái cây: $240;320;1200;\ldots $
Độ chín của trái cây: rất chin, vừa chín, hơi chín, còn xanh, … – Hàm lượng vitamin $\text{C}$ (tính theo $\text{mg}$ ) có trong một số trái cây: 95; 52; 28; …
Mức độ tươi ngon của trái cây: loại 1, loại 2, loại 3.
a) Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên.
b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?
c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là liên tục?
Vận dụng 3. Thống kê về các loại lồng đèn mà các bạn học sinh lớp $8\text{C}$ làm được để trao tặng cho trẻ em khuyết tật nhân dịp Tết Trung thu được cho trong bảng dữ liệu sau:
STT | Tên lồng đèn | Loại | Số lương | Màu sắc |
1 | Con cá | Lớn | 2 | Vàng |
2 | Thiên nga | Vừa | 6 | Xanh |
3 | Con thỏ | Nhỏ | 10 | Nâu |
4 | Ngôi sao | Lớn | 2 | Đó |
5 | Đèn xếp | Nhỏ | 15 | Cam |
a) Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong bảng dữ liệu trên.
b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?
c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là rời rạc?
TÍNH HỢP LÍ CỦA DỮ LIỆU
Tìm những điểm chưa hợp li trong bảng dữ liệu sau:
Thống kê số học sinh lóp 8A2 tham gia câu lạc bộ thể thao (mổi học sinh chi tham gia một câu lạc bộ) | |
Câu lạc bộ thể thao | Số học sinh |
Bóng bàn | 12 |
Cầu lông | 15 |
Bóng rồ | Nhiều học sinh tham gia |
Đá cầu | 120 |
Có thể kiểm tra định dạng của dữ liệu hoặc mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu thống kê để nhận biết tính hợp lí của dữ liệu và các kết luận dựa trên các dữ liệu thống kê đó. Ví dụ 3. Nêu nhận xét về tính hợp lí của các dữ liệu trong bảng thống kê sau.
Thống kê số học sinh lợp $8\text{C}$ tham gia câu lạc bộ săn nghệ (mỗi học sinh chi tham gia một câu lạc bộ) | |
Câu lạc bộ văn nghệ | Số học sinh |
Guitar | 6 |
Organ | 9 |
Múa | Cả tổ 1 |
Hợp ca | 80 |
Giải
Dũ̃ liệu Cả tổ 1: Không đúng định dạng (dữ liệu phải là số).
Số liệu 80 không hợp lí vì vượt quá phạm vi sĩ số của một lớp học trong trường Trung học cơ sở.
Ví dụ 4. Bảng thống kê sau cho biết tỉ số phần trăm lựa chọn đối với bốn nhãn hiệu tập vở trong số 200 học sinh được phỏng vấn.
Nhãn hiệu tập vở ghi bài | Tỉ số phần trăm |
$\text{A}$ | $40\text{ }\!\!%\!\!\text{ }$ |
$\text{B}$ | $45\text{ }\!\!%\!\!\text{ }$ |
$\text{C}$ | $10\text{ }\!\!%\!\!\text{ }$ |
$\text{D}$ | $5\text{ }\!\!%\!\!\text{ }$ |
Xét tính hợp lí của các quảng cáo sau đây đối với nhãn hiệu tập vở A:
a) A là nhãn hiệu được đa số học sinh lựa chọn.
b) A là nhãn hiệu có tỉ lệ học sinh lựa chọn cao nhất.
c) A là một trong những nhãn hiệu có tỉ lệ được chọn cao nhất.
Giải
a) Quảng cáo không hợp lí so với số liệu thống kê vì tỉ lệ học sinh chọn $\text{A}$ ít hơn $50\text{ }\!\!%\!\!\text{ }$.
b) Quảng cáo không hợp lí so với số liệu thống kê vì tì lệ học sinh chọn $\text{B}$ nhiều hơn $\text{A}$.
c) Quảng cáo là hợp lí vì phản ánh đúng dữ liệu của bảng thống kê.
Thực hành 3. Bảng thống kê sau cho biết dữ liệu về hoạt động trong giờ ra chơi của học sinh lớp $8\text{ }\!\!~\!\!\text{ A}1$ (mỗi học sinh chi thực hiện một hoạt động).
Hoạt động | Số học sinh |
Đọc sách | 90 |
Ôn bài | 10 |
Chơi cầu lông | 18 |
Đá cầu | 12 |
Chơi cờ vua | 8 |
Nhảy dây | Tất cả các bạn nữ |
Nêu nhận xét của em về tính hợp lí của các dữ liệu trong bảng thống kê trên.
Vận dụng 4. Thị phần của một sản phẩm là phần thị trường tiêu thụ mà sản phẩm đó chiếm lĩnh so với tổng số sàn phẩm tiêu thụ của thị trường. Bảng thống kê sau cho biết tỉ số phần trăm thị phần của 4 loại bút trên thị trường.
Loại bút | Ti số phần trăm |
$\text{X}$ | $10\text{ }\!\!%\!\!\text{ }$ |
$\text{Y}$ | $20\text{ }\!\!%\!\!\text{ }$ |
$\text{Z}$ | $40\text{ }\!\!%\!\!\text{ }$ |
$\text{T}$ | $30\text{ }\!\!%\!\!\text{ }$ |
Xét tính hợp lí của các quảng cáo sau đây đối với nhãn hiệu bút Z:
a) Là loại bút được mọi người dùng lựa chọn.
b) Là loại bút chiếm thị phần cao nhất.
BÀI TẬP
Em hãy đề xuất phương pháp thu thập dữ liệu cho các vấn đề sau:
a) Ý kiến của cha mẹ học sinh khối 8 về chất lượng đồng phục của trường em.
b) Tỉ số giữa số lần ra mặt sấp và số lần ra mặt ngưa khi tung đồng xu 100 lần.
c) So sánh số huy chương nhận được ở SEA Games 31 của Việt Nam và Thái Lan.
d) Tổng số sản phẩm quốc nội của mỗi nước thuộc khối ASEAN.
Hãy sử dụng phương pháp thích hợp để thu thập dữ liệu và lập bảng thống kê dân số các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ của Việt Nam.
Nêu nhận xét về tính hợp lí của các dữ liệu trong bảng thống kê sau:
Thống kê số học sinh lớp $8C$ tham gia các câu lạc bộ võ thuật
(mỗi học sinh chi tham gia một câu lạc bộ)
Câu lạc bộ võ thuật | Số học sinh |
Karate | 14 |
Vovinam | 32 |
Taekwondo | Cả tồ 3 |
Judo | 25 |
Bảng thống kê sau cho biết sự lựa chọn của 100 học sinh về bốn nhãn hiệu tập vở.
Nhãn hiệu tập vở | Số học sinh |
A | 22 |
B | 56 |
C | 13 |
D | 9 |
Xét tính hợp li của các quảng cáo sau đây đối với nhãn hiệu tập vở $\text{B}$ :
a) Là sự lựa chọn của mọi học sinh.
b) Là sự lựa chọn hàng đầu của học sinh.
Thông tin về 5 bạn học sinh của trường Trung học sơ sở Kết Đoàn tham gia Hội khoẻ Phù Đổng được cho bởi bảng thống kê sau:
Họ và tên | Cân nặng (kg) | Môn bơi sở trường | Kĩ thuật bơi | Số nội dung thi đấu |
Nguyễn Kình Ngu | 60 | Bơi ếch | Tốt | 3 |
Trần Văn Mạnh | 58 | Bơi sải | Khá | 1 |
Lê Hoàng Phi | 45 | Bơi bướm | Tốt | 2 |
Nguyễn Ánh Vân | 50 | Bơi ếch | Đạt | 2 |
Đỗ Hải Hà | 48 | Bơi tự do | Tốt | 3 |
a) Phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa trên hai tiêu chi định tính và định lượng.
b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?
c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là liên tục?
Sau bài học này, em đã làm được những gì?
Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ nhiểu nguổn khác nhau.
Nhận biết được mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu đã được biểu diễn. Từ đó, nhận biết được số liệu không chính xác trong những ví dụ đơn giản.
Chứng tỏ được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản.
Bài tiếp theo:
Bạn đang cần file word nội dung này, hãy tham gia nhóm của chúng tôi đề nhận miễn phí.
Tải về https://docs.google.com/document/d/1DSvBJIQIfx1okUV8ok7rszL2cR2k6iHw/edit?usp=sharing&ouid=100034030417692727555&rtpof=true&sd=true